Thực Hư Chuyện Mẹ Bầu Nằm Ngửa Nguy Hiểm Cho Thai Nhi
Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ dinh dưỡng thì giấc ngủ cũng vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu. Những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nên tư thế ngủ của mẹ cũng phải thay đổi. Nhiều mẹ bầu thắc mắc bà bầu nằm ngửa có ảnh hưởng gì đến em bé không? Để tìm hiểu kỹ thì xin mời các bạn theo dõi bài viết để có câu trả lời chính xác nhất cũng như những tư thế ngủ giúp mẹ vừa ngủ ngon mà thai nhi lại khỏe mạnh.
Nằm ngửa có tốt cho thai nhi hay không?
Thời điểm 2 tháng đầu thai kỳ mẹ có thể nằm mọi tư thế yêu thích như thời còn son rỗi vì bụng bầu mới phát triển, thai nhi còn nhỏ.
Nhưng bắt bầu từ tháng thứ 3, mẹ bắt đầu cảm thất thật khó có thể ngon giấc khi mà cổ tử cung đang dần lớn lên và bụng bầu ngày một to hơn. Lúc này, mẹ bầu không nên nằm ngửa vì sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng mà phải tập thay đổi thói quen về giấc ngủ để không ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ nên đổi sang tư thế nằm nghiêng khi ngủ, có thể là nghiêng trái hoặc phải tùy thích.
- Xem thêm bài viết liên quan: Nguyên nhân bà bầu bị mất ngủ
Những ảnh hưởng tới thai nhi khi mẹ nằm ngửa
- Nếu mẹ nằm ngửa khi ngủ, trọng lượng tử cung sẽ tạo áp lực trên các tĩnh mạch, khiến máu từ bên dưới cơ thể khó lưu thông đến tim. Khiến mẹ hay bị chóng mặt.
- Ngoài ra, ảnh hưởng đến dòng máu chảy cũng như quá trình lưu thông chất dinh dưỡng đến nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Đối với các mẹ bầu mắc các bệnh về cao huyết áp, bệnh tiểu đường thì tư thế nằm ngửa khi ngủ sẽ càng ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng và oxy cung cấp đến thai nhi.
- Mẹ nằm ngửa sẽ khiến trọng lượng của tử cung cũng đè lên cột sống và toàn bộ mạch máu chính về đường ruột. Làm cho mẹ khó thở, ảnh hưởng đến các vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua và cả bệnh trĩ.
Ngoài ra việc mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ còn là nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu. Do sự cản trở của dòng máu lưu thông, làm thai nhi không thể phát triển dẫn tới thai lưu.
{{https://www.wonmom.com/products/gel-gung-toan-than}}
Các tư thế ngủ tốt cho mẹ và thai nhi
Nằm nghiêng sang bên trái
Mẹ bầu nằm nghiêng ở phía nào cũng ổn, nhưng nhiều nghiên cứu khuyến nghị mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng và lưu lượng máu đến nhau thai. Nó cũng giúp thận loại bỏ các chất thải trong cơ thể hiệu quả hơn, giảm tình trạng phù chân khó chịu khi mang thai. Đây là thói quen tốt các mẹ nên rèn luyện mỗi ngày.
Bên cạnh đó, tư thế nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu làm giảm nguy cơ thai chết lưu, tăng lưu lượng máu và đưa chất dinh dưỡng giúp em bé phát triển tốt và khỏe mạnh.
Sử dụng gối ngủ dành riêng cho mẹ bầu
Mẹ bầu cần chuẩn bị những chiếc gối dài, mềm để kê phía trước và sau bụng nhằm làm giảm trọng lượng của bụng, cũng như tránh được việc đặt trọng lượng của một chân lên chân kia, giúp giữ cho cột sống được thẳng cứng tránh bị mỏi người và mang đến cho mẹ bầu một giấc ngủ bình yên.
Sử dụng gối chữ U cho mẹ bầu dễ ngủ
Kê gối cao đầu khi ngủ
Để giảm áp lực, các mẹ có thể kê thêm gối mềm để nâng cao đầu và lưng, vừa giúp thở dễ dàng hơn. Đồng thời, giảm được sức ép lên cơ hoành, hỗ trợ cho hoạt động của dạ dày tốt hơn mang lại cảm giác dễ chịu và một giấc ngủ ngon, đảm bảo cho mẹ và bé.
Xem thêm bài viết liên quan: Mẹo đơn giản giúp mẹ bầu trị đầy bụng
Kê cao chân
Chân nặng, phù nề hoặc chuột rút… là những bệnh thường gặp trong quá trình phát triển của thai nhi. Để tạo sự thoải mái cho giấc ngủ, ngoài việc kê chân cao trên một chiếc gối hoặc tấm nệm mềm, mẹ bầu có thể nâng đáy đệm hay kê cao phần cuối của chân giường. Giúp máu lưu thông dễ dàng hơn cho mẹ khi ngủ.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-toan-than}}
Bài viết là chia sẻ tại sao bà bầu không được nằm ngửa. Các mẹ bầu nên lưu ý và thực hiện, để hạn chế những rủi ro đối với thai nhi.
Bạn cần biết:
- Trải Nghiệm 1 Ngày Ở Cữ Thú Vị Của Mẹ Sau Sinh Thời Đại 4.0
- Dầu Gừng Giúp Mẹ Bầu Sẽ Giảm Cơn Phù Chân Đau Nhức
- Đẩy Lùi Những Cơn Khó Thở Khi Mang Bầu 3 Tháng Cuối
- Áp Dụng Ngay Cách Này Làm Mờ Đường Sọc Nâu Ở Bụng Sau Sinh
- Phân Biệt Những Cơn Gò Bụng Khi Mang Thai Và Cách Đối Phó An Toàn
- Giải Đáp Nỗi Lo Lắng Ăn Cay Khi Mang Bầu Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không