Đẩy lùi những cơn khó thở khi mang bầu 3 tháng cuối
Bị khó thở khi mang thai là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ, có rất nhiều nguyên nhân, nhưng đa số đó là sự thay đổi hormone và thai nhi phát triển lớn gây nên. Đây là hiện tượng bình thường, nhưng nếu kèm theo các biểu hiện bất thường thì lại rất nguy hiểm.
Tại sao lại bị khó thở khi mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, có nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân sau:
Sự phát triển của tử cung
Giai đoạn 3 tháng cuối thai phát triển nhanh và mạnh hơn. Cơ hoành là cơ hoạt động kết hợp với phổi để đưa không khí vào phổi. Từ lúc mang thai, tử cung phát triển lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của em bé, đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ thì tử cung phát triển mạnh hơn, to hơn đã chèn ép lên cơ hoành, cơ hoành bị ức chế nên hạn chế đưa không khí lên phổi khiến mẹ bầu bị khó thở.
{{https://www.wonmom.com/products/dau-chong-ran}}
Sự thay đổi của các hormone
Càng vào những giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh nhiều hormone progesterone, đây là một hormone bình thường hỗ trợ cho quá trình mang thai. Tuy nhiên, khi hormone này sản sinh cũng sẽ đồng thời khiến cho mẹ cảm thấy khó thở, thở không thoải mái và hiện tượng này càng rõ rệt hơn vào những tháng cuối của thai kỳ.
Thiếu máu
Thiếu máu là vấn đề thường gặp ở bà bầu và nếu kéo dài có thể gây nên những ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, mẹ có thể thấy mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt và khó thở… Nếu 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu bị thiếu máu thì hiện tượng khó thở sẽ nhiều hơn và mẹ cần phải thay đổi sinh hoạt của mình, dinh dưỡng để bổ sung sắt giảm tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm.
Xem thêm: Áp dụng ngay cho mẹ bầu giảm phù nề đau nhức
Tích nước
Khi mang thai, và đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kỳ thì cơ thể của người mẹ thường có hiện tượng tích nước gây nên phù nề ở một số bộ phận. Trong đó có phổi, xoang mũi… cũng gây nên hiện tượng khó thở cho mẹ.
Tim hoạt động nhiều
Khi vào 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi đang trên đà phát triển để sớm được sinh ra nên khiến tim hoạt động nhanh hơn, nhiều hơn để cung cấp máu cho thai nhi. Điều đó cũng khiến cho mẹ bầu có cảm giác khó thở.
Xem thêm: Mẹ bầu có nên dùng son dưỡng môi
Cách trị khó thở ở mẹ bầu khi mang thai
Thở bằng bụng thay vì bằng ngực
Việc thở bằng bụng sẽ khiến mẹ dễ thở hơn, hãy thực hiện theo cách sau:
Bước 1: Nằm ngửa, thư giãn, tay đặt trên bụng.
Bước 2: Bắt đầu hít thở bằng mũi, cơ bụng giãn ra để tay bạn có thể cảm nhận được sự chuyển động.
Bước 3: Hít thật sâu, để phổi và bụng đầy không khí.
Bước 4: Giữ hơi thở lại một vài giây.
Bước 5: Thở ra bằng miệng thật nhẹ nhàng cho tới khi bụng và phổi xẹp lại.
Bước 6: Lặp lại chu trình này từ 5 tới 10 phút.
Cách thở bằng miệng
Thở bằng miệng cũng là một trong những cách hay giúp mẹ bầu có thể dễ dàng hít thở, cách này giúp mẹ lấy được nhiều oxy, giúp mẹ thư giãn và thoải mái, giảm được căng thẳng bằng các bước như sau:
Bước 1: Ngồi ở tư thế thoải mái, thư giãn các cơ ở cổ và vai.
Bước 2: Ép hai môi lại với nhau, hít thật sâu bằng mũi.
Bước 3: Giãn môi ra, chừa một khoảng nhỏ, lức này mẹ thở ra bằng miệng từ từ và chậm rãi.
Bước 4: Bạn hãy lặp lại chu trình từ 4-10 phút.
Bài tập này khá đơn giản và dễ làm, thích hợp cho mẹ không có thời gian vận động hoặc mẹ công sở.
Mẹ tránh căng thẳng
Mẹ bầu nếu căng thẳng quá sẽ khiến mẹ trở nên khó thở, vì vậy mà mẹ cần tạo tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng tránh làm việc vội vàng, hấp tấp, các công việc gây căng thẳng, áp lực cho cơ thể. Mẹ cần tránh mang vác đồ nặng. Khi ngủ nên kê cao gối và cao chân để để máu dễ dàng lưu thông hơn.
Đặc biệt với các mẹ có vấn đề về hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm xoang, hen suyễn nên cần chú ý hơn để tránh các biểu hiện bất thường khi hô hấp.
Nằm ngủ đúng tư thế
Tư thế ngồi, nằm cũng là một việc các mẹ nên đặc biệt lưu ý, vì nó ảnh hưởng nhiều đến việc hô hấp của bà bầu. Mẹ bầu nên ngồi thằng, đẩy vai về phía sau để tạo điều kiện thuận lợi cho không khí đi vào phổi, giúp phổi mở rộng và giảm áp lực cho cơ hoành. Ở những tháng cuối, mẹ càng nên đặc biệt lưu ý, tránh nằm nhiều vì em bé chèn lên cơ hoành nhiều hơn gây cho mẹ khó thở. Thay vào đó, mẹ nên có một chiếc ghê dựa để ngồi nghỉ ngơi
Bị khó thở khi mang thai tháng cuối sẽ làm mẹ bầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, căng thẳng nặng nề hơn các tháng bình thường, vì lúc này bé đã khá lớn. Vì thế mẹ nên tham khảo cách trị khó thở, để bảo vệ cơ thể thật tốt và tránh làm việc quá sức để bớt tình trạng khó chịu này mẹ nhé.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-toan-than}}
Bạn cần biết
- Đừng Quên Thảo Dược Này Mẹ Bầu Sẽ Giảm Cơn Phù Chân Đau Nhức
- Đẩy Lùi Những Cơn Khó Thở Khi Mang Bầu 3 Tháng Cuối
- Tiết Lộ Thú Vị Đường Sọc Ở Bụng Khi Mang Thai
- 3 Chất Quan Trọng Mẹ Cần Bổ Sung Khi Mang Thai Kỳ Cuối
- Quan Hệ Khi Đang Mang Thai Có An Toàn Không?