Dầu gừng giúp mẹ bầu sẽ giảm cơn phù chân đau nhức
Trong thời gian mang thai, đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu phải đối mặt với vấn đề phù nề chân, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khó khăn trong việc di chuyển, sinh hoạt hằng ngày. Cùng theo dõi bài viết sau đây, để biết về cách giảm phù nề đau nhức khi mang thai.
Vì sao mẹ bầu lại phải đối mặt với tình trạng phù chân khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân làm mẹ bầu bị phù chân như:
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu bao gồm các dưỡng chất dùng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.
Việc mẹ bầu tăng cân quá nhiều cũng khiến chân bị phù. Trong thời gian mang thai, trọng lượng của mẹ có thể tăng từ 9- 12kg, thậm chí có mẹ tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân, khiến chân bị phù. Ngoài ra, nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể bà bầu sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn. Hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.
Ngoài ra, việc phù chân là do sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Những tháng cuối, thai nhi phát triển lớn tạo nên áp lực lớn đến các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu khó chảy trở về tim được.
Nhiệt độ, thời tiết hay các hoạt động thể chất cũng có thể ảnh hưởng tới bàn chân của mẹ. Bàn chân cũng có thể thay đổi hình dạng và tăng kích thước đến 5% tùy thuộc vào mẹ đang đi bộ, ngồi hoặc đứng quá lâu.
Sự thay đổi nội tiết gây nên tình trạng phù chân
Đối với hiện tượng sinh lý bình thường nhận biết phù chân rất dễ. Khi thấy bàn chân sưng to, hoặc chân có cảm giác nặng hay thấy mang dép chật hơn bình thường hay ấn phía trước xương cẳng chân (vùng xương cứng) thấy ấn lõm.
Lạm dụng quá nhiều dầu nóng và thuốc giảm đau khi phù nề, mẹ bầu phải gánh chịu hậu quả xấu
Khi mang thai mẹ sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau kéo dài. Để khắc phục tình trạng đó, mẹ bầu hầu hết thường sử dụng thuốc giảm đau để khắc phục. Nhiều mẹ bầu cũng rất phân vân trong việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, có an toàn cho thai nhi không?
Thuốc giảm đau có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Thuốc giảm đau có chứa nhiều thành phần phổ biến như: aspirin, paracetamol, ibuprofen và naproxen. Các loại thuốc này nhìn chung đều có công dụng giống nhau, nhưng không phải loại thuốc nào cũng an toàn để mẹ bầu có thể sử dụng.
Thuốc giảm đau mẹ bầu không nên dùng bừa bãi
Trong các loại thuốc giảm có chứa paracetamol. Tuy nhiên đây là thành phần không nằm trong danh sách chống chỉ định cho bà bầu. Một số nghiên cứu đã có rằng, paracetamol được coi là một chất chưa xác định được tính an toàn của nó trong thai kỳ, có liên quan đến những tác dụng không mong muốn đối với sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu không nên lạm dụng uống thuốc giảm đau khi mang thai và tuyệt đối không tự đi mua thuốc hay tự ý sử dụng quá liều thuốc giảm đau.
Vậy mẹ bầu nên làm gì khi bị phù chân?
Khi bị sưng phù, các mẹ bầu sẽ cảm thấy không thoải khi vận động hàng ngày. Gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ đang mang thai, áp lực làm việc lớn hơn cho thận. Thận là bộ phận chịu trách nhiệm lọc và thải chất lỏng trong cơ thể. Nên khi tăng lượng chất lỏng thì thận cũng phải làm việc nhiều hơn để xử lý phần chất lỏng đó, cung cấp đủ nước cho các bộ phận trong cơ thể. Sau đây sẽ là những chia sẻ về cách giảm phù nề đau nhức khi mang thai.
Mẹ bầu nên mát xa cơ thể bằng thảo dược
Thực hiện các động tác massage đơn giản cho đôi chân, kết hợp sử dụng dầu gừng WONMOM trị đau nhức hiệu quả. Lấy một ít gel gừng WONMOM ra tay xoa đều lên 2 chân. Lặp lại các động tác xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn. Sau đó gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ và cuối cùng là đổi sang chân còn lại. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần trong 10 phút. Việc kiên trì massage cho đôi chân sẽ khiến giảm phù nề và đau nhức nhanh chóng.
{{https://www.wonmom.com/products/muoi-ngam-chan}}
Cải thiện sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu
Phù nề chân trong thời gian mang thai là vấn đề mà hầu như mẹ bầu nào cũng mắc phải. Mẹ hãy theo dõi và thực hiện những điều sau để cải thiện tình trạng:
Để giảm đau nhức do phù nề chân, buổi sáng dậy đừng quên uống một cốc nước mướp đắng khi bụng còn trống. Nên duy trì thói quen này từ 5 - 6 tháng khi mang thai.
Ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng phù nề. Nhưng lưu ý phòng ngủ nên thoáng mát và ở nhiệt độ thường.
Mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguy hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Chính vì thế, thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp khoảng 1 - 3 cm và lưu ý không nên đi giày dép trong thời gian dài.
Nên ngâm chân mỗi ngày bằng nước ấm thêm chút nước chanh cũng là một cách tốt giúp giảm sưng phù.
Chế độ ăn uống phù hợp cho mẹ bầu
Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein . Bổ sung nhiều rau xanh như: bắp cải, đậu lăng, rau bina.... Ngoài ra cần bổ sung vitamin trong các loại trái cây: táo, đu đủ và ổi. Hạn chế các loại đồ uống có chứa chất cà phê phin, ga và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề chân cho thai phụ. Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối.
Trang phục phù hợp khi mang thai
Thai nhi mỗi ngày một lớn hơn, đồng nghĩa với việc tử cung sẽ ngày một to ra, vòng bụng của người mẹ sẽ dần lớn hơn. Những bộ trang phục ôm sát vào người không còn phù hợp với bà bầu, thay vào đó bà bầu cần phải có trang phục phù hợp với thế đi ưỡn người về phía trước để đảm bảo cân bằng trọng lượng cơ thể.
Áo nên chọn áo rộng rãi, thoáng khí, chất liệu thấm mồ hôi tốt, thông khí. Quần áo lót cũng nên chọn chất liệu cotton. Với áo ngực, thì chọn loại có dây chun co giãn tốt, phần mút lót nên mềm mại, có chức năng nâng đỡ vòng 1, để đảm bảo cho sự hô hấp và sự phát triển của tuyến sữa.
Về màu sắc, mẹ không nên chọn đồ với tông màu nóng. Đặc biệt là về mùa hè, những khó chịu do thai nghén cộng với tông màu nóng của quần áo sẽ khiến bạn càng cảm thấy nóng nực, bức bối và khó chịu thêm.
Trang phục thoải mái là lựa chọn hàng đầu
Nếu tình trạng phù chân quá nặng mẹ bầu nên tìm đến ý kiến của bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh
Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở hầu hết phụ nữ khi mang thai. Nhưng nếu nghỉ ngơi mà tình trạng phù chân vẫn không thuyên giảm hoặc sau sinh mà mẹ vẫn không hết phù chân, các mẹ nên đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Hãy đến gặp bác sĩ sản khoa ngay nếu bà bầu nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau:
Phù chân dài ngày, dù bà bầu đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Tay và mặt cũng bị phù.
Dấu hiệu sưng, phù tăng dần, lớn hơn so với ban đầu.
Đau đầu dữ dội.
Có vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ.
Đau dữ dội ngay dưới xương sườn.
Nôn với bất kỳ triệu chứng nào.
Nên đi khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu trên
Những dấu hiệu kể trên cảnh báo các nguy cơ bệnh lý thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, huyết áp tăng cao trong thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra chứng co giật gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Để hạn chế và sớm phát hiện tiền sản giật, mẹ bầu phải thường xuyên theo dõi huyết áp mẹ và nhịp tim thai nhi.
Bài viết trên là những cách giảm phù nề đau nhức khi mang thai. Mẹ nên áp dụng để cải thiện được tình trạng phù nề chân. Tuy nhiên, mẹ nên thường xuyên khám bác sĩ để kịp thời phát hiện các trường hợp nguy hiểm đến mẹ và thai nhi.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-toan-than}}
Bạn cần biết
- Cảnh Báo Nghiêm Trọng Khi Mẹ Bầu Dùng Kem Trị Mụn Sai Cách
- Bà Bầu Bị Nổi Mụn Lưng, Cách Đối Phó An Toàn Hiệu Quả
- 3 Chất Quan Trọng Mẹ Cần Bổ Sung Khi Mang Thai Kỳ Cuối
- Cẩn Trọng Mang Vác Nặng Khi Mang Thai
- Mẹ Bầu Ăn Đậu Đen Dinh Dưỡng Tuyệt Vời Cho Bé Cưng
- Mẹ Bầu Bổ Sung Vitamin E Đúng Cách Giảm Ngay Nguy Cơ Tiền Sản Giật