Bà bầu bị mất ngủ nguyên nhân do đâu?
Mẹ bầu mất ngủ là nỗi sợ hãi của nhiều người khi mang thai, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Rất nhiều mẹ bầu lo lắng rằng mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ bầu mất ngủ phải làm sao? Việc tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ khi mang bầu để cải thiện chứng mất ngủ là điều cần thiết để giúp tình trạng sức khỏe của mẹ tốt hơn trong suốt thời gian mang thai.
Nguyên nhân mất ngủ ở bà bầu
Ốm nghén
Hầu hết các bà bầu mang thai ở tháng thứ 2 đều phải đối mặt với hiện tượng ốm nghén. Bạn sẽ thường xuyên gặp những cơn buồn nôn rất khó chịu và đó là nguyên nhân trực tiếp "gây rối" giấc ngủ trong giai đoạn đầu mang thai này.
Tâm lý lo lắng
Thường ở những tháng đầu mang thai, các mẹ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi không thể kiểm soát, đặc biệt ở những phụ nữ lần đầu mang thai. Thêm vào đó, tâm lý lo lắng về việc chăm sóc sức khỏe, cách bảo vệ thai nhi, bổ sung dinh dưỡng như thế nào… cũng khiến hầu hết các mẹ hoang mang. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bà bầu bị mất ngủ về đêm.
Đi tiểu nhiều lần trong đêm và tăng lượng urê
Khi mang thai, thận phải làm việc thêm 30 – 50% để lọc thêm khối lượng máu, điều này làm lượng urê tăng vọt và bàng quang cũng chứa nhiều nước tiểu hơn. Hơn thế nữa, dạ con ngày càng lớn, chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu khó chịu và phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu, kể cả ban đêm.
{{https://www.wonmom.com/products/bo-cham-soc-mat-huu-co-co-ban}}
Đau lưng, hông, chân và tình trạng chuột rút
Chuột rút là tình trạng thường gặp ở bà bầu, hay xảy ra đột ngột ở đùi, bắp chân. Cơn đau tại vị trí chuột rút khiến bà bầu phải thức giấc, gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối. Hơn thế nữa, khi thai nhi càng phát triển, phần lưng, xương hông và chân phải chịu đựng sức nặng của cả cơ thể nên thai phụ dễ bị đau lưng. Đây là nguyên nhân khiến thai phụ bị mất ngủ.
Ợ hơi và táo bón
Khi thai nhi ngày càng phát triển, chèn ép dạ dày, gây ra tình trạng đẩy thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi mang thai, hệ tiêu hóa của người mẹ cũng hoạt động kém hơn, thức ăn lưu lại ở dạ dày và ruột lâu hơn, gây khó tiêu, ợ hơi và táo bón. Ngoài ra, việc bổ sung quá nhiều dưỡng chất trong thai kỳ cũng khiến cơ thể không hấp thụ hết, cùng với sự thay đổi các hormon trong cơ thể gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa. Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ khi mang thai.
Các vấn đề về hô hấp: Những tháng đầu mang thai, sự đổi các hormone khiến mẹ bầu thở chậm và sâu, khó thở hơn bình thường. Khi thai nhi càng lớn, dạ con phát triển và chèn ép lên cơ hoành, khiến cử động của cơ hoành giảm nên thai phụ phải thở sâu cũng như thở nhiều hơn để lấy nhiều không khí chứa oxy, do đó thấy khó thở hơn. Việc này làm tăng hơn 40% dung tích thở, tuy nhiên, nhu cầu oxy lại chỉ tăng 20%, do đó mẹ bầu thở ra nhiều carbon dioxide hơn so với bình thường, làm nồng độ carbon dioxide trong máu thấp. Hiện tượng thở nông khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và gây ra hiện tượng mất ngủ khi mang thai.
Tăng nhịp tim
Khi mang thai, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường, do đó, nhịp tim sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con, gây ra tình trạng mất ngủ.
Thai nhi ngày càng phát triển
Đây cũng là lúc bé bắt đầu đạp, xoay chuyển, nhào lộn trong bụng mẹ cũng làm cho mẹ bầu khó ngủ hơn.
Xem thêm: Chấm dứt ngay những ngày da xấu sau sinh
Cách giúp bà bầu ngủ ngon giấc trong từng giai đoạn
Mẹo trị mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ:
- Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và ngủ mỗi lúc có thể.
- Uống nhiều nước và ăn thực phẩm chứa nhiều chất lỏng trong ngày nhưng tránh ăn hay uống chúng vào buổi tối để có thể cắt giảm những lần phải vào nhà vệ sinh vào ban đêm.
- Chống triệu chứng buồn nôn với đồ ăn nhẹ và bánh quy. Ăn thường xuyên và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh dạ dày trống rỗng. Luôn giữ bánh quy giòn ở bên cạnh khi bạn buồn nôn.
- Ngủ trong tư thế nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt. Đây là vị trí tốt nhất để đảm bảo sự lưu thông máu tốt. Sử dụng thêm gối để đặt giữa hai đầu gối hoặc dưới bụng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Khi thức dậy ban đêm, bạn không nên bật đèn sáng mà chỉ nên bật đèn có ánh sáng dịu nhẹ để có thể tiếp tục ngủ.
- Hãy cố gắng đi ngủ cùng một thời điểm mỗi đêm. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn dần xây dựng một lịch trình cho giấc ngủ và trị chứng mất ngủ ở bà bầu.
Mẹo cải thiện cho bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa:
- Để tránh ợ nóng, bà bầu nên cố gắng tránh gia vị, thức ăn chứa nhiều chất béo hoặc chiên.
- Luôn ngủ với tư thế gối đầu cho đầu và cổ cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược lên cổ.
- Ăn các bữa ăn thường xuyên nhỏ trong ngày.
- Sử dụng thuốc kháng axit cũng cho hiệu quả và an toàn cho chứng ợ nóng.
- Trong 3 tháng giữa thai kỳ này, khi ngủ, tư thế ngủ của bà bầu nên nằm nghiêng với đầu gối và hông cong. Đặt gối giữa hai đầu gối, dưới bụng và sau lưng của bạn. Điều này có thể giúp giảm áp lực thai kỳ nặng nề cho bạn.
- Để tránh những cơn ác mộng, cố gắng không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ và luôn chia sẻ bất cứ lo ngại bạn đang lo lắng với bạn đời hoặc bác sĩ chuyên khoa của bạn.
Xem thêm: Đẩy lùi những cơn khó thở khi mang bầu 3 tháng cuối
Mẹo dành cho mẹ bầu bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ:
- Ngủ nghiêng bên trái sẽ cho phép lưu thông máu tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của bạn. Nó cũng giúp cải thiện lưu thông máu trở lại với tim.
- Hãy ôm một chiếc gối khi ngủ cũng sẽ giúp ngủ tốt hơn.
- Tránh dùng nước ngọt và đồ uống có ga khác vì chúng có thể gây ra hoặc trầm trọng hơn tình trạng chuột rút ở chân.
- Nếu bạn bị sưng phù hoặc ngáy ngủ quá nhiều, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Hãy áp dụng những cách ngủ ngon cho bà bầu trong từng giai đoạn thai nghén để mẹ đi vào giấc ngủ dễ hơn, đồng thời có sức khỏe để bé phát triển tốt nhất trong thời gian trong bụng mẹ nhé.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-da-mat}}