7 thời điểm khám thai định kỳ quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua
Khoa học và y tế ngày càng phát triển, việc khám thai định kỳ sẽ giúp các mẹ có thể theo dõi và quan sát thai nhi tốt nhất. Thông qua đó, còn có thể phát hiện những di chứng khác thường kịp thời điều trị. Nhưng siêu âm nhiều có tốt không? Thời điểm nào thì mẹ bầu nên đi khám thai? Cùng tham khảo lịch khám thai quan trọng mẹ không nên bỏ qua thông qua bài viết sau.
Lợi ích của việc khám thai định kỳ
- Siêu âm giúp thai phụ dễ dàng nắm bắt được tình trạng sức khỏe của thai nhi trong bụng.
- Được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những thực phẩm cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Vì tính chính xác của kết quả xét nghiệm chỉ ở trong một khoảng thời gian nhất định.
- Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy những bà mẹ tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần, và cân nặng của trẻ đúng tiêu chuẩn nhiều hơn khi được sinh ra.
Xem thêm: Sự thật về tinh dầu tràm trị mụn được nhiều người tin dùng
Lịch khám thai quan trọng mẹ không nên bỏ qua
Tuần thứ 5 – 6:
Đây được xem là mốc khám thai đầu tiên của thai kỳ và đặc biệt quan trọng. Xác định chính xác xem mình có đang mang thai hay không sau các lần thử thai trước đó. Bác sĩ siêu âm cũng sẽ giúp mẹ kiểm tra vị trí làm tổ của phôi thai lúc này. Về cơ bản thì thai lúc này đã vào tử cung và đang hình thành phôi thai, có thể đã nghe rõ tim thai.
Tuần thứ 8:
Đã có rất nhiều trường hợp mẹ bầu khi đi siêu âm tại thời điểm thai nhi 5 – 6 tuần tuổi chưa thấy rõ phôi thai hoặc tim thai. Mục đích siêu âm sau khi thai nhi được 2 tháng, nhằm xác định tim thai cùng các vấn đề phát triển của phôi thai nếu có.
Tuần thứ 11 – 13:
Giai đoạn này các dị tật biểu hiện bên ngoài cơ thể thai nhi đã có thể quan sát rõ khi thực hiện khám thai định kỳ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp mẹ đo tim thai, kiểm tra các chi đang lớn dần của con cũng như cơ hoành. Mẹ nên thực hiện thêm Double test để tầm soát sớm dị tật thai nhi.
Nếu thai nhi được xác định có khả năng cao mắc bệnh này thì mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ hơn về các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán.
{{https://www.wonmom.com/products/tron-goi-o-cu-wonmom-tang-bo-cham-soc-mat-790k}}
Tuần thứ 16 – 20:
Khám thai định kỳ giai đoạn này giúp mẹ xác định các bất thường về lượng ối cũng như xác định xem thai có đang phát triển ổn định hay không. Bác sĩ cũng đồng thời đo tim thai và tử cung, phục vụ cho việc chuẩn bị sinh nở sau này.
Tuần thứ 24 – 28:
Tại bệnh viện, bác sĩ siêu âm sẽ giúp mẹ kiểm tra tình trạng nhau thai, nước ối, cân nặng, các bất thường về hình thái và tim thai của con. Mẹ nên kịp thời trao đổi với bác sĩ mọi dấu hiệu thay đổi bất thường mà mẹ cảm nhận trong lần khám thai định kỳ này.
Tuần thứ 32 – 36:
Lúc này mẹ bầu đã bước sang tam cá nguyệt thứ ba và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Khi thực hiện khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai của bé yêu trong bụng mẹ. Ngoài ra bác sĩ cũng giúp mẹ kiểm tra tử cung để phát hiện các dấu hiệu sinh non nếu có. Một số xét nghiệm mẹ có thể sẽ cần thực hiện bổ sung là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu thai kỳ.
Tuần thứ 36 – 40:
Đây là giai đoạn rất gần thời điểm con chào đời nên mẹ có thể sẽ cần thực hiện siêu âm cơ bản mỗi tuần một lần thay vì định kỳ hàng tháng như trước đây. Khi siêu âm bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai cho con, kiểm tra sự tăng trưởng của con. Các trường hợp thai ở vị trí bất lợi cho mẹ có thể được chỉ định mổ khẩn cấp để tránh gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
- Xem thêm bài viết liên quan: Dấu hiệu tụt thai ở mẹ sắp sinh chính xác dễ nhận biết
Bài viết là những chia sẻ về lịch khám thai định kỳ quan trọng mẹ không nên bỏ qua. Hy vọng giúp mẹ hiểu rõ hơn sự quan trọng của việc khám thai định kỳ và đừng quên đi khám thai đúng hẹn nhé!
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-da-mat}}