Giải quyết dứt điểm nỗi lo bị cảm cho mẹ bầu và sau sinh
Trong thời gian mang thai, mẹ dễ dàng bị các loại vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Việc tìm ra phương pháp cải thiện là điều vô cùng cần thiết. Hiểu được điều đó nên bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho mẹ bầu về tinh dầu tràm trị cảm cho mẹ và sau sinh.
Mẹ bầu và sau sinh dễ bị nhiễm cảm
Nhiều mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai vì nhiều nguyên nhân khác nhau:
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ thay đổi tất cả về nội tiết tố, hệ miễn dịch và cả sức đề kháng cũng bị suy giảm. Tính cách của mẹ khi mang thai cũng vì vậy mà dễ nổi nóng, cáu gắt và dễ nhiễm bệnh cảm.
Trong những tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ rất nhạy cảm, thay đổi các chức năng của cơ thể, nên dễ bị các virus xâm nhập. Gây nên tình trạng ho và cảm lạnh kéo dài.
Bên cạnh đó, môi trường sống cũng là nguyên nhân chính gây nên sự cảm lạnh ở mẹ bầu. Tiếp xúc hoặc sống chung với người bị cảm khiến mẹ dễ dàng bị vi trùng chéo, lây bệnh qua đường nước bọt của người bệnh khi giao tiếp.
Cảm cúm kéo dài gây nên tình trạng khó chịu
Những biểu hiện của mẹ bầu bị cảm cúm
Khi bị cảm cúm mẹ bầu thường có các biểu hiện đặc trưng như sau: ho khan, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi liên tục, đau nhức và cơ thể mệt mỏi, sốt.
Cảm cúm là tình trạng các mẹ bầu hay gặp phải, bệnh cúm đối với mẹ bầu sẽ kéo dài hơn so với người bình thường khỏe mạnh.
Tuy nhiên nếu không theo dõi và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Mẹ dễ bị các bệnh như: Viêm phế quản hoặc viêm phổi. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể đối diện với các nguy cơ mắc bệnh khác như : viêm não, viêm nôi tâm mạc, tụt huyết áp, viêm màng não, viêm tai giữa, … nhưng mẹ đừng quá lo lắng tỷ lệ mắc bệnh rất thấp và khó xảy ra.
{{https://www.wonmom.com/products/tui-xong-toan-than-thao-duoc-1}}
Tinh dầu tràm vị cứu tinh hoàn hảo khi mẹ bầu và sau sinh bị cảm
Tinh dầu tràm được chiết xuất từ lá của cây tràm hoặc những cây khác thuộc họ tràm như tràm trà, tràm năm gân. Dầu tràm có tính nóng ấm, mùi hơi cay nhưng nhẹ, thơm và rất dễ chịu.
Dầu tràm thường được chia làm 2 loại tinh dầu tràm gió Cajuput và tinh dầu tràm trà Tea tree. Tùy vào nhu cầu sử dụng, sở thích cũng như mùi hương mà mọi người chọn cho mình loại tinh dầu tràm phù hợp.
Tinh dầu tràm gió: hay còn gọi là tinh dầu tràm cung đình, được chiết xuất từ cây tràm gió thiên nhiên. Với công dụng là chống nhức mỏi cơ thể, đau nhức, tê thấp, phòng và điều trị cảm cúm.
Tinh dầu tràm trà: hay còn gọi là tinh dầu tràm Úc, được dùng phổ biến trong làm đẹp giúp trị mụn, sáng da, mờ vết thâm. Đồng thời, hạn chế da bóng nhờn, chăm sóc tóc, trị gàu cho mái tóc.
Tinh dầu tràm còn được dùng để trị cảm cúm
Tinh dầu tràm giúp tiêu diệt những vi khuẩn, nấm mốc, đào thải dị vật... làm giảm phù nề niêm mạc, giúp bạn hít thở dễ dàng. Từ đó đảm bảo lượng oxy cung cấp cho máu đầy đủ. Ngoài ra, tinh dầu tràm có tác dụng làm cho cơ thể thoát được nhiệt ra bên ngoài cũng như toát mồ hôi để giúp cơ thể bạn giải cảm, hạ sốt nhanh.
Cách trị cảm cho mẹ bầu bằng tinh dầu tràm
Ho, cảm lạnh, cảm cúm là những bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ khi mang thai và trẻ em. Từ lâu, mọi người đã sử dụng phương pháp sử dụng tinh dầu tràm, để chữa bệnh cảm cho mẹ bầu. Hạn chế được việc uống thuốc và ảnh hưởng những tác dụng phụ tới thai nhi trong bụng. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bôi trực tiếp tinh dầu lên những vị trí: cổ, lưng và trước ngực cho mẹ bầu. Sau đó, massage đều để tăng hiệu quả cho tinh dầu tràm.
Phương pháp này có công dụng làm nóng phổi, giải đờm thông cổ và giải phế, hạn chế được các cơn ho kéo dài. Vì trong tinh dầu tràm có tính diệt khuẩn cao, vì trong thành phần có chứa cineol giúp giảm ho và giữ ẩm cho cơ thể.
Xông tinh dầu tràm
Xông tinh dầu tràm cũng là một phương pháp giải cảm được nhiều người hay làm.
Cách tiến hành xông tinh dầu tràm trị giải cảm như sau:
- Đun nước sôi và cho thêm từ 5 - 10 giọt tinh dầu tràm vào trong nước vừa nấu.
- Dùng 1 chiếc khăn bựa trùm kín lên đầu và bắt đầu xông hơi.
- Hơi nước bốc lên cùng với tinh dầu tràm có tác dụng diệt khuẩn, trị cảm cúm, bên cạnh đó giúp kích thích cơ thể tiết mồ hôi để hạ sốt và giải độc tố.
- Sau khi xông nên chuẩn bị khăn để lau khô và quần áo sạch để thay đồ. Cần thiết nên nạp vào cơ thể 1 ly nước chanh.
- Lưu ý: Nhưng đối với người bị bệnh tiểu đường, trẻ dưới 12 tuổi,... không nên áp dụng phương pháp này.
Xông tinh dầu giúp nhanh giải cảm
Xoa tinh dầu tràm vào gan bàn chân
Trong Đông y có một phương pháp trị ho cực kỳ hiệu nghiệm cho mọi người đó là massage bàn chân bằng tinh dầu tràm. Phương pháp này có tác dụng ủ ấm lòng bàn chân, tạo hiệu ứng giáng khí, lưu thông khí huyết, đưa phần nóng phía trên xuống dưới bàn chân. Nhờ đó mẹ bầu có thể giảm bớt các cơn ho về đêm. Vào buổi tối mẹ nên thực hiện massage trước khi ngủ và mang vớ để giữ ấm cho cơ thể.
Ngoài ra, tinh dầu tràm còn có công dụng trị mụn cho mẹ bầu hiệu quả bất ngờ
Mụn là bệnh da liễu, xảy ra do sự rối loạn chức năng của các hormone và tuyến nhờn dưới da. Đặc biệt là trong thời gian mang thai, các nội tiết tố thay đổi và tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn. Từ đó, mụn dễ hình thành và tồn tại trên mặt một thời gian dài. Nhờ thành phần của tinh dầu tràm có chức năng kháng khuẩn, khử trùng tốt nên điều trị nấm cực kỳ hiệu quả, lại không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.
Xem thêm: Rỉ tai mẹo chườm nước đá làm đẹp da sau sinh
Những lưu ý khi dùng tinh dầu tràm cho mẹ bầu và sau sinh
Tránh xa tầm tay trẻ em, vì nếu không cẩn thận tinh dầu dễ gây cay mắt và mũi.
Bảo quản tinh dầu tràm nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Không sử dụng quá nhiều tinh dầu trong 1 lần sử dụng.
Tuyệt đối không để tinh dầu tràm tiếp xúc với các vết thương chưa lành.
Tinh dầu tràm chỉ sử dụng ngoài da, không được uống đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.
Không dùng tinh dầu nguyên chất, chưa được pha loãng, nếu không sẽ gây phỏng, rộp da.
Nếu phát hiện các dấu hiệu dị ứng, mẩn đỏ hoặc các dấu hiệu lạ phải ngưng sử dụng ngay lập tức.
Cách bảo quản tinh dầu tràm sử dụng lâu dài
Sử dụng chai có chất liệu bằng thủy tinh màu tối để hạn chế sự ảnh hưởng của ánh sáng.
Vặn chặt nắp sau mỗi lần sử dụng và tiếp xúc với không khí.
Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản là từ 2 - 5 độ.
Dùng nắp nhỏ giọt bằng nhựa thay vì nắp ống nhỏ giọt cao su. Tuy ống nhỏ giọt cao su rất tiện lợi nhưng chúng dễ biến dạng, phân hủy bởi tinh dầu trong thời gian ngắn. Thậm chí có thể rò rỉ xuống tinh dầu và làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.
Nên bảo quản tinh dầu thoáng mát và ở nhiệt độ thích hợp
Thời hạn sử dụng của tinh dầu phụ thuộc vào cách bảo quản. Ngoài ra, mỗi loại tinh dầu còn có thời hạn sử dụng riêng. Nên kiểm tra kỹ trên các nắp chai và bao bì trước khi sử dụng.
Bài viết là những chia sẻ về cách sử dụng tinh dầu tràm trị cảm cho mẹ bầu và sau sinh. Hy vọng thông qua bài viết mẹ sẽ biết cách bảo vệ cơ thể trước như vi khuẩn gây bệnh bằng tinh dầu tràm.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-toan-than}}
Có thể bạn quan tâm
- Nên Hay Không Việc Massage Body Sau Sinh?
- Xử Lý Dị Ứng Da Khi Mang Thai Giúp Mẹ Bầu Hết Ngứa Nhanh Chóng
- Lý Giải Hiện Tượng Mũi To Khi Mang Thai Giúp Mẹ Bầu Tự Tin Hơn
- Trải Nghiệm 1 Ngày Ở Cữ Thú Vị Của Mẹ Sau Sinh Thời Đại 4.0
- Đừng Quên Thảo Dược Này Mẹ Bầu Sẽ Giảm Cơn Phù Chân Đau Nhức
- Đẩy Lùi Những Cơn Khó Thở Khi Mang Bầu 3 Tháng Cuối
- Áp Dụng Ngay Cách Này Làm Mờ Đường Sọc Nâu Ở Bụng Sau Sinh
- Phân Biệt Những Cơn Gò Bụng Khi Mang Thai Và Cách Đối Phó An Toàn