Xử lý dị ứng da khi mang thai giúp mẹ bầu hết ngứa nhanh chóng
Khi mang thai, đây là giai đoạn mà cơ thể phụ nữ thay đổi nhiều nhất, về cả nội tiết tố và thể chất. Chính vì vậy, mà cơ thể lúc này cũng trở nên nhạy cảm hơn. Sự thay đổi về làn da bên ngoài cũng rõ ràng hơn, xuất hiện các vết rạn hay da khô, sạm, dị ứng da khi mang thai,… Khiến cho các chị em lo lắng rất nhiều. Thông qua bài viết này, sẽ cung cấp đến các mẹ bầu những nguyên nhân và cách khắc phục dị ứng da khi mang thai nhanh chóng.
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dị ứng da khi mang thai
Dị ứng da do bệnh mề đay, sẩn ngứa
PUPPP thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ hay là sau 2 tuần đầu sinh em bé.
Xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như phát ban màu đỏ, rất ngứa, nổi thành các mảng sẩn mề đay rộng trên bụng. Nó có thể lan rộng sang đùi, mông, lưng, và hiếm gặp hơn là ở tay và chân. Cổ, mặt, bàn tay, bàn chân thường không bị.
Xem thêm: Đừng quên thảo dược này mẹ bầu sẽ giảm cơn đau phù chân đau nhức
Dị ứng da khi mang thai do phát ban
Mẩn ngứa khi mang thai thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba. Các mẩn nổi có thể rất ngứa và khó chịu. Triệu chứng đặc trưng là cơ thể xuất hiện nhiều ban nhỏ, lúc đầu trông giống như các vết bọ cắn, sau đó do gãi mà lây lan ra. Các vị trí thường xuất hiện mẩn ngứa trên chân, tay hoặc thân trên.
Dị ứng da do mùi hương
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ cũng nhạy cảm hơn nên rất dễ phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Chất tạo mùi nhân tạo rất dễ bị dị ứng, da ửng đỏ, mẩn ngứa. Mùi hương quá mạnh trong môi trường kín cũng có thể khiến bà bầu bị choáng váng, chóng mặt, chảy nước mắt, đau họng…
Dị ứng da do thực phẩm
Có rất nhiều thực phẩm khiến các mẹ bị dị ứng như: Hải sản, sữa, trứng, đậu phộng… Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Xuất hiện phát ban, nổi mề đay ở nhiều vị trí trên cơ thể. Một số người có biểu hiện mụn nước ở xung quanh khu vực có phát ban đỏ… Sau đó mụn nước lan dần sang các vùng da khác. Những cơn ngứa thường tập trung nhiều vào ban đêm.
{{https://www.wonmom.com/products/dau-chong-ran}}
Cách xử lý dị ứng da khi mang thai cho mẹ bầu nhanh chóng
- Tránh cào, gãi khi ngứa. Nên nhớ rằng khi bị ngứa, càng gãi thì lại càng khiến cho lớp da bị ngứa kích thích gây ngứa hơn. Có thể dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm chườm lên vùng da bị ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa.
- Tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen. Nước nóng làm khô da và làm nặng thêm cảm giác ngứa. Nên tắm bằng nước ấm và sử dụng vải bông xốp mềm để chà nhẹ toàn thân. Sữa tắm nên chọn loại có độ pH vừa phải, không kích ứng.
- Giữ ẩm và chống rạn da bằng các loại gel hoặc tinh dầu được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như dầu dừa, hạnh nhân, hướng dương, …. . Với vùng bụng, bạn nên bôi kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.
- Thường xuyên tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng để máu lưu thông. Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức và đừng quên bôi kem chống nắng để nhằn ngừa những đốm thâm trên da.
Bài viết trên là chia sẻ về nguyên nhân dị ứng da khi mang thai. Những cách xử lý dị ứng da nhanh chóng. Chúc các mẹ bầu sẽ áp dụng thành công và hiệu quả.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-toan-than}}
Bạn cần biết
- Bé Bú Sữa Mẹ Bị Tiêu Chảy Nguyên Nhân Do Đâu?
- Xử Lý Dị Ứng Da Khi Mang Thai Giúp Mẹ Bầu Hết Ngứa Nhanh Chóng
- Bé Bị Chàm Sữa, Mẹ Nên Kiêng Ăn Gì?
- Khổ Sở Khi Dùng Dầu Gừng Tan Mỡ Gây Bỏng Rộp Dị Ứng Da
- Mẹ Bầu Ăn Đậu Đen Dinh Dưỡng Tuyệt Vời Cho Bé Cưng