Bé bú sữa mẹ bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu?
Tưởng chừng như nguồn sữa mẹ là an toàn nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng trong nhiều trường hợp, sữa mẹ gây tiêu chảy, đi ngoài. Đây là một tình huống nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ, vì thế cha mẹ cần biết tình trạng của con mình để có thể xử lý kịp thời.
Vì sao bé bú sữa mẹ bị tiêu chảy?
Trong 6 tháng đầu đời, hầu hết trẻ đều được bú mẹ hoàn toàn. Theo WHO khuyến cáo, đây là cách tốt nhất để để đáp ứng tất cả các nguồn dinh dưỡng quan trọng, bảo vệ trẻ khỏi những bệnh lý nguy hiểm và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh bình thường.
{{https://www.wonmom.com/products/tra-vang-tui-loc}}
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn
Vi khuẩn ở đây không phải vi khuẩn có trong sữa mẹ mà là vi khuẩn tích tụ trên đầu ti mẹ. Nếu sau mỗi lần bú, mẹ không vệ sinh kỹ càng sẽ khiến cho cặn sữa bám trên đầu ti, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, việc vắt sữa mẹ trữ đông nhưng lại không bảo quản đúng cách, làm cho sữa dễ bị nhiễm khuẩn từ các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy.
Chế độ ăn uống của mẹ
Chế độ dinh dưỡng sau sinh là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe và có nhiều sữa cho con bú. Tuy nhiên, mẹ cần phải ăn hợp lý, ăn đúng ăn đủ và nên tránh các thực phẩm có hại như nước uống có gas, café, rượu, bia, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hải sản có mùi tanh…Vì đây có thể là “thủ phạm” khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy.
Mẹ sử dụng thuốc
Nhiều mẹ gặp phải tình trạng táo bón sau sinh kéo dài nên buộc mẹ phải uống các loại thuốc nhuận tràng. Các loại thuốc này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ và khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy.
Cơ thể trẻ không dung nạp Lactose
Thông thường khi bé nạp đường latose thì cơ thể sẽ tự động tiết ra enzyme Lactase để tiêu hóa lactose. Và khi cơ thể bé thiếu enzyme Lactase trong ruột non khiến cho lactose chưa được phân hóa sẽ đi thẳng xuống ruột già, khiến cho các vi khuẩn phát triển và gây tiêu chảy.
Xem thêm: 5 tư thế cho bé bú đúng cách tránh bị nôn trớ
Bé bú sữa mẹ tiêu chảy phải làm sao?
Khi thấy trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn bị tiêu chảy bạn cần:
Xác định nguyên nhân gây tiêu chảy như xem lại chế độ ăn uống của mẹ, của bé để loại bỏ nguyên nhân có nguy cơ gây tiêu chảy. Nếu do mẹ đã ăn đồ không đảm bảo thì mẹ có thể vắt sữa để cơ thể nhanh tái tạo sữa mới và cho bé bú mẹ nhiều hơn.
Nếu mẹ đang uống thuốc nhuận tràng hoặc các loại thuốc khác thì hãy ngưng ngay lại, tìm gặp bác sĩ để được kê loại thuốc mới không gây phản ứng phụ cho bé.
Nếu bé bị tiêu chảy từ rất sớm và tiêu chảy khi bú sữa mẹ thì nguy cơ cao là bé bị tiêu chảy do bất dung nạp đường lactose có trong sữa mẹ. Giải pháp cho vấn đề này là mẹ cần cho bé uống các loại sữa không chứa đường lactose. Mẹ có thể cho trẻ bú xem kẽ với sữa mẹ, nếu tình tình trạng của bé vẫn không thể cải thiện thì mẹ có thể cho trẻ bú sữa không chứa lactose hoàn toàn. Còn về phần sữa mẹ, nếu k không được cho bé bú sẽ rất phí, mẹ có thể vắt ra trữ đông để sau 6 tháng, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn, có thể tự tiêu hóa được đường lactose thì cho uống.
Mẹ có thể cho trẻ uống cốm/men vi sinh để cân bằng hệ sinh thái đường ruột, giúp tiêu hóa khỏe, trẻ sẽ hết tiêu chảy. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý lựa chọn các sản phẩm cốm/men vi sinh dùng được cho trẻ sơ sinh.
Nếu thấy trẻ có các biểu hiện trẻ tiêu khi bú mẹ cùng các hiện tượng như sốt, dấu hiệu mất nước, người mệt lả, không chơi, không bú thì hãy đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.
Tiêu chảy là vấn đề đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi không được điều trị, bệnh thường chuyển biến rất nhanh. Nếu bị mất nước quá nhiều, trẻ có thể bị suy thận, suy hô hấp và tử vong.
Vì vậy, khi thấy con có một trong các triệu chứng: Sốt, đi ngoài lẫn máu, nôn nhiều, phân lỏng, khát nước nhiều, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Trong trường hợp không có các triệu chứng trên nhưng sau 2 ngày tự điều trị tại nhà mà trẻ không khỏi, không được tiếp tục cho trẻ uống thuốc mà phải đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
Việc bé bú sữa mẹ không hợp cần phải tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết tình trạng tiêu chảy của bé. Nếu sữa mẹ gây tiêu chảy mà không chữa khỏi thì tới ngay bệnh viện để có thể chữa trị kịp thời cho các bé.
{{https://www.wonmom.com/collections/loi-sua-dep-da}}