Một số vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách giải quyết nhanh nhất
Các mẹ thường xuyên phải đương đầu với các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh như: xử lý hăm tã ở trẻ sơ sinh, bệnh vàng da ở trẻ, bé bị tắc ống lệ hay thường xuyên đổ mồ hôi trộm,… Hàng loạt các việc xảy ra làm mẹ trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Giờ đây, mẹ sẽ dễ dàng khắc phục được những điều đó bằng những giải pháp được liệt kê dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ
Hăm tã là một tình huống cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường là:
- Nhiễm trùng (hay nhiễm nấm) khi vi trùng ký sinh trên da, làm da đỏ và nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
- Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé. Đôi khi là do các hoá chất tạo mùi thơm của tã giấy gây nên.
- Sử dụng quần lót bằng nhựa. Có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.
Cách giải quyết và biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ
- Lau khô da nhẹ nhàng. Thoa kem thuốc lên vùng da mông và bẹn một lớp mỏng.
- Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiểu hoặc đi tiểu.
- Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch trước và sau khi thay tã cho bé.
- Nên sử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất chừng nào tốt chừng nấy. Thay tã thường xuyên.
Xem thêm: Bạn có biết sự thật về tinh dầu tràm?
Cách phân biệt vàng da ở trẻ
Bạn cần phân biệt được việc vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Vàng da sinh lý:
Đây chỉ là hiện tượng vàng da đơn thuần (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn) không kèm theo các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…). Ngoài ra, nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của trẻ sơ sinh thường không màu) và phân nhạt màu.
Vàng da bệnh lý:
Vàng da bệnh lý có những biểu hiện như: vàng da đậm xuất hiện ở toàn thân, tay, chân hay kết võng mạc. Tình trạng này sẽ hết hết sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng. Đồng thời với vàng da, có sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật…
{{https://www.wonmom.com/products/dau-tram-nguyen-chat-100-la-tram-thien-nhien}}
Mẹ làm gì khi trẻ bị tắc ống lệ?
- Đối với trường hợp trẻ dưới 3 tháng tuổi bị tắc lệ đạo thì cần day mắt vùng túi lệ và không cần thông vì trẻ sẽ đạt hiệu quả điều trị cao trong thời gian này, mỗi ngày có thể vệ sinh mí bằng nước muối sinh lý nhỏ tại chỗ.
- Đối tượng trẻ từ 3 đến 8 tháng tuổi bị tắc lệ đạo thì có thể xử trí bằng cách bơm thông lệ đạo hoặc tra thuốc, day vùi túi lệ tùy theo yêu cầu của người bệnh.
- Trẻ sau 8 tháng tuổi bị tắc lệ đạo thì xử trí bằng cách đặt ống thông lệ đạo được khuyến khích.
Trẻ sơ sinh thường đổ mồ hôi trộm có đáng lo hay không?
Trẻ đổ mồ hôi trộm là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu bé chỉ ra nhiều mồ hôi ở đầu, không bị rụng tóc vành khăn, không kém ăn lười bú, … và vẫn tăng cân bình thường thì cha mẹ không nên lo lắng.
Để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, cha mẹ nên giữ nhiệt độ phòng thoáng mát; Tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé khi ngủ để trẻ có thể ngủ ngon giấc hơn.
Chăm sóc trẻ là việc cần được quan tâm và sự cố gắng rất nhiều của các bậc phụ huynh. Do đó, khi gặp các vấn đề phát sinh bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục một cách hiệu quả.
{{https://www.wonmom.com/collections/cac-san-pham-khac}}