Giữ lại cuống rốn của trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Trẻ sơ sinh sau khi chào đời khoảng 1 tuần, thì cuống rốn sẽ bắt đầu rụng. Nhiều người thắc mắc rằng có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh hay không? Hiện nay, rất nhiều gia đình lựa chọn lưu trữ máu cuống rốn cho trẻ sơ sinh như một hình thức mua bảo hiểm sinh học trọn đời cho con. Vậy lợi ích của những việc làm này là gì? Cách bảo quản cuống rốn thế nào là tốt nhất? Tất cả thông tin sẽ có trong bài viết sau đây, xin mời các bạn tham khảo.
Có nên giữ lại cuống rốn của trẻ sơ sinh hay không?
Cuống rốn và bánh nhau là bộ phận giúp cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai nhi trong tử cung người mẹ. Máu cuống rốn được lấy từ phần cuống rốn và nhau thai sau khi em bé chào đời và được cắt dây rốn.
Theo y học máu cuống rốn có rất nhiều công dụng hữu ích. Là nguồn cung cấp dồi dào tế bào gốc tạo máu sẽ được ứng dụng trong việc hỗ trợ, điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, tế bào gốc máu còn có khả năng ứng dụng tương tự như tế bào gốc tạo máu được lấy từ trong tủy xương và máu ngoại vi. Việc lưu trữ nguồn tế bào gốc quý giá này để nhằm phục vụ cho việc điều trị nhiều bệnh lý và các rối loạn tế bào trong tương lai.
- Hơn 80 bệnh lý bao gồm: các bệnh bạch cầu, ung thư máu, suy tủy, bệnh tự miễn hoặc các bệnh rối loạn di truyền (như thiếu máu, tan máu bẩm sinh)…Đều có thể dùng tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn để điều trị.
- Biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: Cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào gan, tế bào thận, tế bào não, tế bào phổi, tế bào da và tế bào tuyến tụy…
- Tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu trong điều trị nhiều bệnh lý khác như tổn thương tim, tổn thương tủy sống, tổn thương não.Tế bào gốc có thể lấy từ 3 nguồn: Máu ngoại vi, tủy xương, máu cuống rốn.
{{https://www.wonmom.com/products/tui-loc-thao-moc-tam-be-hop-10-tui-10-lan-tam}}
Cách bảo quản cuống rốn như thế nào
Theo quan niệm dân gian việc treo cuống rốn của trẻ sơ sinh ở gần bóng đèn, trước gương hay treo về hướng mặt trời mọc… thì con sẽ thông minh hơn. Đây là phương pháp truyền tai của dân gian và chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về việc này.
Nếu giữ cuống rốn của trẻ sơ sinh mà bảo quản không đúng cách sẽ đem lại không ít rắc rối. Vì cuống rốn được cấu tạo bởi các tế bào mô nên nếu để lâu sẽ có mùi lạ, ảnh hưởng đến môi trường, không khí xung quanh phòng bé. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, ruồi, muỗi xâm nhập, càng làm ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
- Mẹ vệ sinh tay cho thật sạch, rồi tháo băng quấn rốn và gạc rốn thật nhẹ nhàng vì lúc này rốn bé chưa khô nên gạc có thể bị dính lại. Nếu mẹ mạnh tay có thể làm bé bị đau.
- Khi kiểm tra và không có dấu hiệu gì bất thường thì mẹ dùng bông gạc hoặc tăm bông diệt khuẩn, thấm nước sôi để nguội và làm sạch phần chân rốn và cuống rốn. Tiếp theo mẹ thấm khô lại vùng rốn một lần nữa.
- Với vùng da quanh rốn mẹ có thể dùng cồn 70 độ để sát khuẩn.
- Cuối cùng mẹ dùng 1 chiếc gạc vô trùng, đặt lên phần rốn vừa vệ sinh xong rồi băng rốn lại. Mẹ nên lưu ý không nên băng rốn quá chặt.
Bài viết trên là câu trả lời về việc có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh hay không. Những lưu ý về cách bảo quản cuống rốn như thế nào. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều hữu ích đến mọi người.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-be}}