Ngâm chân bằng muối thảo dược có tác dụng gì?
Đôi bàn chân của chúng ta là nơi phải chịu áp lực của toàn cơ thể, tuy nhiên phần lớn chúng ta đều bỏ qua việc chăm sóc bộ phận này. Hãy thử ngâm chân sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn sẽ không khỏi bất ngờ bởi tác dụng của việc này, vậy ngâm chân có tác dụng gì? Ngâm như thế nào mới đúng? Và ai có thể ngâm chân?
Từ lâu, ngâm chân đã là biện pháp thư giãn và chữa bệnh được dân gian áp dụng, bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân những độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể của bạn. Bởi vậy ngâm chân để bổ sung dưỡng chất là điều rất cần thiết giúp thanh lọc cơ thể, trị bệnh và cả làm đẹp nữa đấy nhé.
Ngâm chân có tác dụng gì?
Nếu hỏi ngâm chân có tác dụng gì? Thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những tác dụng của việc ngâm chân một cách chi tiết nhất:
Giải tỏa căng thẳng: Ngâm chân bằng nước muối sẽ giúp bạn thư giãn sâu, giảm stress và phục hồi sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn mang lại cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và năng lượng mỗi khi bạn mệt mỏi.
Tăng cường thể chất: Xu hướng tự nhiên của cơ thể luôn hướng tới sự cân bằng từ bên trong để có thể duy trì sức khỏe ổn định. Ngâm chân nước ấm kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn, giúp cơ thể tự điều chỉnh trạng thái tự cân bằng vốn có. Ngoài ra, phương pháp ngâm chân bằng gừng muối sẽ giúp bạn tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây cũng là cách điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp lên xuống thất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đê về tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương.
Tác dụng với các bệnh mãn tính: Việc gâm chân bằng nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính, nhất là khi bạn kết hợp với bấm huyệt bàn chân, phương pháp cổ truyền này còn được áp dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho tới đau cơ xơ hóa. Đối với người bệnh ung thư, việc thường xuyên ngâm chân và xoa bóp chân sẽ giúp nâng cao hiệu quả của quá trình hóa trị liệu.
Đánh bay chứng mất ngủ: Nếu hay bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng muối ngâm chân đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết, cân bằng cơ thể.
Giảm mùi hôi chân: Ngâm chân có tác dụng gì? Không chỉ mang tới cho bạn cảm giác thư giãn, ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân một cách vô cùng hữu hiệu, bạn có sử dụng thảo dược ngâm chân, tinh dầu khác đẻ có đôi chân sạch sẽ và thơm tho nhé.
Chữa bệnh ngoài da: Một số bệnh ngoài ra như nấm da hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân nước nóng và muối. Muối là một trong những phương pháp tốt nhất với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa và đâu nhức, phục hồi vết thương.
Một số công thức ngâm chân
Ngâm chân bằng nước muối
Chuẩn bị nguyên liệu: 1,5 lít nước nóng và 20g muối hạt.
Cách thực hiện: Bạn cho muối hạt vào nước dã đun sôi, khuấy đều để muối tan hoàn toàn, điều chỉnh nhiệt độ nước ấm khoảng 40 độ C tùy chỉnh theo sở thích, nước ngâm phải cao trên mắt cá chân.
Ngâm chân bằng gừng muối
Nguyên liệu: Chuẩn bị 1,5l nước, 1 củ gừng già tươi, 20g muối hạt .
Cách thực hiện: Bạn đập nát gừng rồi cho vào nước đã đun sôi, sau đó hòa tan muối hạt trong nước gừng, điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ gừng, muối vào đun cùng nước rồi đợi nước giảm nhiệt và ngâm chân. Khi ngâm chân, bạn hãy kết hợp xoa bóp huyệt bàn chân để đat hiệu quả tốt nhất.
Ngâm chân thảo dược
Bạn có thể mua muối ngâm chân thảo dược để thực hiện, đây là phương pháp kết hợp giữa muối hạt với các dược liệu thảo dược như: Gừng, quế chi, ngải cứu, bạc hà, long não, tinh dầu khuynh diệp, tràm,… theo các bác sĩ, muối ngâm chân đã tốt cho cơ thể nhưng muối ngâm chân thảo dược còn tốt hơn nhiều do các thảo dược và muối khoáng có trong muối ngâm chân có nhiều dược tính có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh về xương khớp, huyết áp,…
Những ai không nên ngâm chân nước nóng và thảo dược ngâm chân?
Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch: Những người bị bệnh này thì tuyệt đối không nên ngâm chân, việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử, thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bàn chân.
Người bị tiểu đường: Người bị tiểu đường nếu ngâm chân dễ bị bong da, nguyên nhân do bàn chân có lớp da mỏng khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi nhiều.
Người mắc bệnh suy tĩnh mạch: Những ai bị suy giảm tĩnh mạch khi ngâm chân sẽ làm cho quá trình trao đổi đổi chất diễn ra nhanh hơn, máu lưu thông nhanh, làm tĩnh mạch giãn nở gây nguy hiểm cho người bệnh.
Qua bài viết trên, bạn đã biết ngâm chân có tác dụng gì, và một số cách ngâm chân để có thể áp dụng giúp khắc phục tình trạng bạn đang mắc phải. Tuy nhiên, hãy xem mình có trong danh sách những người không được ngâm chân không nhé.