Mang Thai Bao Nhiêu Tuần Mới Có Tim Thai Chính Xác Nhất
Một trong những điều làm mẹ hạnh phúc nhất, chính là được nghe nhịp tim của con đập trong lúc mang thai. Đối với thai nhi, tim là bộ phận phát triển sớm nhất từ khi hình thanh bào thai và sẽ luôn phát triển trong 9 tháng thai kỳ. Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc tim thai có từ tuần thứ mấy? Để trả lời cho câu hỏi trên, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây, cách nhận biết tim thai nhanh nhất cho mẹ bầu.
Khi nào xuất hiện tim thai?
Trong quá trình phát triển của thai nhi, tim bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. Trong giai đoạn phát triển sớm này, tim thai phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và phân chia, cuối cùng hình thành trái tim có bốn buồng và van tim (mở và đóng máu để giải phóng máu từ tim đến khắp cơ thể của bé).
Đến 6 tuần, trái tim của bé đập khoảng 110 lần một phút. Chỉ trong hai tuần nữa, nhịp tim thai sẽ tăng lên 150 – 170 nhịp/phút, nhanh gấp 2 lần nhịp tim của mẹ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp phải vào khoảng tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ mới có thể nghe thấy tim thai, điều này phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt cũng như sự phát triển của phôi thai.
Khi nào mẹ có thể nghe nhịp tim của thai nhi bằng ống nghe
Đến 17 tuần, bộ não của bào thai bắt đầu điều chỉnh nhịp tim thai để chuẩn bị hỗ trợ em bé trong thế giới bên ngoài. Ở thời điểm này, trái tim đã đập một cách tự nhiên. Trong ba tuần nữa, khoảng tuần 20, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim thai của bé bằng ống nghe.
Nếu cần bác sĩ đánh giá sâu hơn, có thể khuyên mẹ nên siêu âm định kỳ thai nhi, siêu âm giúp đánh giá tim thai từ 18 đến 24 tuần. Trong các trường hợp, mẹ có tiền sử gia đình bị dị tật tim bẩm sinh, hoặc nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường, bệnh phenylceton niệu hoặc bệnh tự miễn.
{{https://www.wonmom.com/products/sua-tam-huu-co-cho-me-bau}}
Quá trình hình thành tim thai của bé
Sau khi được thụ tinh ở 1/3 đầu vòi trứng, từ giờ thứ 30 hợp tử di chuyển xuống tử cung và phân chia theo cấp số nhân 2; từ tế bào đầu tiên, hợp tử phân chia thành 2 tế bào vẫn dính liền nhau rồi thành 4, 8, 16… Sau 5 ngày phát triển thành một khối nhỏ không lớn gọi là phôi bào; hai ngày sau nữa phôi vào đến tử cung và được vùi vào lớp niêm mạc để làm tổ; giai đoạn này phôi sẽ tiết ra HCG có trong nước tiểu.
Ba tuần sau khi thụ thai, ống tim nguyên thủy bắt đầu đập. Trong sự phát triển tiếp theo, ống tim phát triển và uốn cong, vách ngăn bắt đầu phát triển, bốn buồng được hình thành và cuối cùng, hai đường thoát ra tách biệt. Lúc 8 tuần sau khi thụ thai, sự phát triển của trái tim đã hoàn thành.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-toan-than}}
Mẹ nên làm gì để bé có 1 trái tim khỏe mạnh
- Uống axit folic trước và trong khi mang thai, dường như giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
- Hãy kiểm soát lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai, vì bệnh tiểu đường có liên quan đến nguy cơ tim mạch tăng lên.
- Không dùng rượu và các chất kích thích.
Xem thêm bài viết liên quan: Bà bầu có nên ăn cay không?
Bài viết là những chia sẻ về bao nhiêu tuần thì con có tim thai. Để mẹ hiểu rõ hơn quá trình hình thành tim thai, tránh sử dụng những chất không tốt cho sức khỏe. Đồng thời, bổ sung những chất dinh dưỡng để bé không bị tim bẩm sinh.