Giải đáp lo ngại về việc rỉ ối cuối thai kỳ mẹ bầu cần nắm rõ
Trong suốt quá trình mang thai, nước ối như một màng bảo vệ đặc biệt giúp nuôi dưỡng phôi thai, phòng tránh cho bé trước những va đập và giúp mẹ sinh bé dễ dàng hơn. Ở cuối thai kỳ, có nhiều mẹ xảy ra hiện tượng rỉ nước ối, vậy bị rỉ ối bé có sao không? Có đáng lo ngại không?
Rỉ ối cuối thai kỳ, đây là dấu hiệu báo mẹ có nguy cơ bị sinh non. Vì vậy mẹ cần chú ý tuyệt đối để tránh bị viêm nhiễm, thai thiếu oxy dẫn tới tình trạng suy thai, đặc biệt có trường hợp nguy hiểm hơn là thai chết lưu.
Rỉ ối là gì?
Rỉ ối là hiện tượng một lượng nhỏ nước ối xuất ra ngoài âm đạo, tình trạng này nhiều mẹ hay nhầm với són tiểu hoặc dịch viêm nhiễm của phần phụ khoa. Rỉ ối xuất hiện liên tiếp có thể gây nên tình trạng nước ối bị cạn, nếu không được phát hiện kịp thời có thể tác động nghiêm trọng tới quá trình phát triển của thai nhi.
Bị rỉ ối thai nhi có sao không?
Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, hiện tượng rỉ ối có thể xảy ra đối với mẹ bầu bất kỳ lúc nào. biểu hiện rõ nhất là nước ối sẽ rỉ ra với số lượng ít ở âm đạo. Mà đối khi nhiều mẹ có thể lẫn với tình trạng són tiểu, khi nước ối bị rỉ đồng nghĩa với việc khả năng nhiễm trùng rất cao, thai nhi có thể bị sinh non hoặc chậm phát triển.
Khi bị rỉ ối, vai trò cung cấp oxy và chất dinh dưỡng bị kém đi, dần dần có thể dẫn tới tình trạng suy thai, dị tật thai nhi, thậm chí là sinh non, thai chết lưu. Đây còn là dấu hiệu cho thấy màng ối đang mỏng dần đi, vì vậy nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào.
Mẹ bị rỉ ối xảy ra trước tuần 37 sẽ đối mặt với nguy cơ sinh non cùng nhiều nguy hiểm khác, nhưng nếu rỉ ối ở tuần 38 hoặc 39 thì đây chính là dấu hiệu của việc sắp sinh, hiện tượng vỡ ối sẽ diễn ra bất kỳ lúc nào, và sau khi vỡ ối, mẹ có thể phải chờ 12-24 giờ thì các cơn co thắt tử cung mới xuất hiện, đây mới chính là dấu hiệu báo động đỏ. Trong khi chờ các cơn co thắt tử cung đến mẹ có thể tập cách thở khi rặn đẻ giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rỉ ối
Rỉ ối cuối thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do viêm nhiễm phụ khoa gây ra. Khi mang thai, cổ tử cung được nút lại, để ngăn không cho vi trùng xâm nhập ngược lên làm hỏng màng ối. Tuy nhiên, nếu vùng kín của mẹ bị viêm nhiễm trước hoặc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm màng ối. Nếu không được điều trị, màng ối sẽ càng mỏng hơn, có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén.
Ngoài nguyên nhân trên thì còn có nguyên nhân như ngôi thai ngược, mẹ bị hở eo tử cung, khung xương chậu hẹp, bị đa ối, đa thai, viêm màng ối, bánh rau bám ở vị trí không tốt cũng có thể dẫn tới vỡ ối sớm. Hay bản thân mẹ có cấu trúc túi ối bất thường, màng ối mỏng khiến nước ối bị rỉ.
Xem thêm: Khắc phục tình trạng đầy bụng khi mang thai
Dấu hiệu nhận biết mẹ đang rỉ ối cuối thai kỳ
Việc nhận biết các dấu hiệu rỉ ối sớm sẽ giúp mẹ hạn chế được các nguy cơ xấu đối với thai nhi và ngăn ngừa các biến chứng do vỡ ối sớm, sinh non,…. Vì thế, mẹ hãy cẩn thận quan sát những hiện tượng dưới đây nhé:
Chất lỏng chảy chậm: Ở giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu hay xuất hiện tình trạng són tiêu do bang quang bị tử cung chèn ép khiến nước tiểu són ra ngoài. Bàng quang và tử cung nằm cùng phía trong ổ bụng vì thế rất nhiều mẹ bầu bị nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này.
Mẹ cần để ý thật kỹ khi bị rỉ nước ối, vì tốc độ chảy của chất lỏng chậm hơn so với nước tiểu. Dấu hiệu này thường khá khó nhận biết, nhất là đối với những mẹ nào hay vận động, ít quan tâm tới sự thay đổi của cơ thể thì rất khó nhận ra.
Quan sát và ngửi mùi: Khi đã biết việc rỉ ối cuối thai kỳ rất nghiêm trọng thì mẹ cần quan sát kỹ dấu hiệu để biết mình có phải đang bị rỉ ối hay không. Khi thấy vùng kín của mình bị ẩm ướt, mẹ hãy kiểm tra bằng cách quan sát màu sắc và ngửi mùi. Nếu mảng ướt không có mùi, không màu thì tức là mẹ bầu đã bị rỉ nước ối. Vì nước tiểu thường có mùi khai và màu vàng nhạt tới màu vàng sẫm. Việc quan sát này rất quan trọng vì còn giúp mẹ phát hiện tượng bất thường khác của nước ối như: Nước ối có màu xanh, trắng đục, vàng, hồng hay có lẫn máu không…. để phát hiện sớm những biến chứng như suy thai mãn.
Khi nước ối bị rò rỉ, chất lỏng thường có màu trắng, trong suốt, trong nước ối chảy ra đôi khi dính chút nhầy hay chút máu. Và rỉ ối có thể kèm theo các cơn gò tử cung.
Sử dụng quỳ tím: Cách này hơi phức tạp vì mẹ bầu cần phải sẵn có giấy quỳ tím, nhưng đây là cách làm chính xác nhất cho thấy nước ối của mẹ có đang bị rỉ hay không. Hãy lấy giấy quỳ tím và kiểm tra độ PH. Mẹ có thể lựa chọn thử ở bệnh viện, hoặc mua giấy về nhà tự tay kiểm tra. nếu quỳ không bị đổi màu thì đó là hiện tượng són tiêu, mẹ nhé!
Đề phòng việc rỉ ối cuối thai kỳ như thế nào
Việc mẹ để sảy ra hiện tượng rỉ ối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, vì thế mẹ đừng chủ quan, hãy tham khám định kỳ, kịp thời phát hiện và xử lý đúng cách. Có nhiều mẹ tự ý “điều trị” bằng cách uống thật nhiều nước dừa, nước mía mỗi ngày với mong muốn bù lại lượng nước ối giảm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì làm như vậy rất sai lầm, vì nước dừa và nước mía không có tác dụng gì trong trường hợp này ngoài việc khiến lượng đường trong máu bị tăng cao.
Để đề phòng nước ối bị rỉ thì mẹ cần ăn uống đầy đủ, vào mùa hè có thể ăn tăng lên do mồ hôi tiết ra nhiều. Nên uống nước mát, không nên ăn mặn, làm cho môi trường không tốt với thai nhi. Mẹ nào được chuẩn đoán suy nước ối có thể uống râu ngô, rau má, mã đề, bổ sung nước canh, nước lọc,…. Ngoài ra, mẹ cần đi khám thai và đo các chỉ số nước ối.
Hiện tượng rỉ nước ối xuất hiện ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, nếu phát hiện quần lót ẩm ướt, hãy nhanh chóng xác minh đó là nước ối hay són tiểu. Vì bạn đã biết hậu quả của việc rỉ ối bé có sao không, nên hãy thận trọng để an toàn cho cả mẹ và bé.
Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
{{https://www.wonmom.com/collections/goi-o-cu-tiet-kiem}}
Có thể bạn quan tâm
- Sự Thật Chuyện Kiêng Ăn Dứa Khi Mang Thai, Ăn Thế Nào Cho Đúng
- Mẹ Sau Sinh Cần Làm Gì Để Tử Cung Co Hồi Về Kích Cỡ Ban Đầu
- Thực Hư Chuyện Mẹ Bầu Kiêng Cắt Tóc Theo Lẽ Dân Gian
- Thực Hư Việc Xông Hơ Vùng Kín Sau Sinh Tại Nhà