Đau Nhức Cửa Mình Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không
Bên cạnh những dấu hiệu mà mẹ bầu thường gặp như ốm nghén, khó ngủ, hay em bé đạp mạnh thì việc mẹ bầu đau cửa mình khi mang thai, cũng là một trong những dấu hiệu tốt, bé đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài đến những tháng cuối thì mẹ nên đặc biệt lưu ý. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp làm giảm thốn cửa mình cho mẹ bầu.
Những nguyên nhân khiến mẹ bị đau cửa mình
Nhiễm trùng
Candida là tên một loại nấm gây nhiễm trùng phổ biến khi phụ nữ mang thai.
Đau nhức vùng kín khi mang thai cũng có thể xảy ra do nhiễm nấm quanh vùng âm đạo. Đôi khi nhiễm trùng vùng chậu/vùng kín sẽ gây đau cùng với các triệu chứng khác như tiết dịch âm đạo, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau lưng.
Lưu lượng máu tăng
Trong quãng thời gian bầu bí, lưu lượng máu chảy về phía tử cung gia tăng, từ đó gây đau nhức ở vùng âm đạo. Ngoài ra, cảm giác này còn xuất hiện mỗi khi bạn chạm nhẹ vào âm đạo hoặc những lúc đi vệ sinh.
Cổ tử cung giãn nở
Nếu hiện tượng đau nhức cửa mình xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là trong giai đoạn sau của thai kỳ, đó có thể là do sự giãn nở của cổ tử cung. Cổ tử cung sẽ giãn ra một vài tuần trước khi chuyển dạ và điều đó đôi khi khiến mẹ bầu bị đau kèm với chảy máu.
{{https://www.wonmom.com/products/thao-duoc-xong-vung-kin-cho-me-bau-va-sau-sinh-10-tui-10-lan-xong}}
Thai ngoài tử cung
Đau âm đạo là một trong những triệu chứng của thai ngoài tử cung, tình trạng thường rất khó chẩn đoán. Các dấu hiệu đi kèm đau nhức bao gồm: xuất huyết, đau ngực, chóng mặt, đau lưng và huyết áp thấp.
Việc đau nhức âm đạo dữ dội đi cùng với chảy máu có thể chỉ ra tình trạng sẩy thai.
- Xem thêm bài viết liên quan: Lo lắng về việc rỉ ối cuối thai kỳ
Do thai nhi
Về đêm, những cử động của thai nhi tháng cuối thường mạnh mẽ hơn rất nhiều. Thời điểm 3 tháng cuối cơn gò sinh lý, dấu hiệu chuyển dạ giả khiến mẹ cảm thấy đau nhẹ. Chú ý trong 3 tháng cuối cần tránh ngồi xổm, hay ngồi bệt, nên ngồi ở những chiếc ghế có chỗ tựa giúp cho lưng đỡ đau mà bụng đỡ tức hơn.
Các dạng đau nhức vùng kín
Đau châm chích
Hiện tượng đau châm chích ở tử cung khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Thường xảy ra vào tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 do sự hình thành khí hơi.
Tuy nhiên có một số mẹ bầu bị cảm giác đau châm chích này ở khoảng tuần thứ 37 có thể do thời điểm mẹ chuyển dạ đang đến gần, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng nếu cơn đa chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ và thời gian không lâu.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đau vùng kín này đi kèm với chảy máu, mẹ bầu nên đến bác sĩ khám thai để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đau âm ỉ
Cảm giác đau âm ỉ ở vùng kín khi đang mang thai có thể xảy ra do sự viêm nhiễm trong ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung. Nếu cơn đau nhức cửa mình kèm với các cơn co thắt hoặc tăng dần mức độ, bạn nên đi gặp bác sĩ sớm.
Đau dữ dội
Thông thường, các cơn đau thắt ở cửa mình là do tử cung đang phát triển hợc cũng có thể là dấu hiệu của viêm bàng quang. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng ở giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể đang mắc phải tình trạng của nhau bong non.
Khi cơn đau thắt vùng kín kéo dài kèm rỉ máu mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ
Những ảnh hưởng khi mẹ hay bị đau cửa mình
Cơn đau ở vùng âm đạo sẽ tác động đến khớp, xương và cơ bắp. Mặt khác, các hành động như đi bộ, lái xe trên những con đường không bằng phẳng và leo cầu thang cũng có thể làm nặng thêm cơn đau.
Mẹ bầu sẽ cảm thấy áp lực lên âm đạo tăng dần khi ngày chuyển dạ đến gần. Cơn đau và áp lực cũng trở nên trầm trọng hơn khi em bé tiến vào vùng xương chậu. Tuy nhiên, các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể hỗ trợ bạn giảm bớt cảm giác khó chịu khi mẹ bị đau vùng kín.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-toan-than}}
Các cách khiến mẹ cải thiện tình trạng mẹ bầu đau thốn cửa mình
- Tắm nước ấm (không phải nước nóng), dành khoảng 5 phút massage khuông xương chậu mỗi lần đi tắm.
- Mẹ nên hình thành một tư thế ngủ cho bản thân. Nên kê chân cao hơn so với phần đầu hay có thể gác chân lên một chiếc gối mềm, để máu được lưu thông tốt hơn.
- Mẹ không được nằm ngửa mà nên nằm nghiêng sang bên trái, để tránh gây áp lực lên xương chậu.
- Ngoài ra mẹ cũng nên tập thiền, yoga hay đi dạo nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ
Nằm nghiêng giúp mẹ bầu dễn ngủ và an toàn cho em bé
Xem thêm: Bà bầu nằm ngửa có tốt hay không?
Bài viết trên là những nguyên nhân khiến mẹ bị thốn cửa mình khi mang thai. Hy vọng các mẹ bầu có thể tự nhận biết các mức độ, tình trạng bệnh để kịp thời đến bác sĩ.
Bạn cần biết:
- Top 17 Thực Phẩm Giàu Canxi Cho Mẹ Bầu An Thai, Xương Bé Chắc Khỏe
- Giải Đáp Lo Ngại Về Việc Rỉ Ối Cuối Thai Kỳ Mẹ Bầu Cần Nắm Rõ
- Ăn Đậu Bắp Khi Mang Thai Mẹ Bầu Sẽ Bất Ngờ Với Kết Quả Mang Lại
- Khắc Phục Tình Trạng Mẹ Bầu Bị Đầy Bụng Mà Không Cần Dùng Thuốc
- Sự Thật Chuyện Kiêng Ăn Dứa Khi Mang Thai, Ăn Thế Nào Cho Đúng