Mẹ cần tinh ý nhận biết cơn đau bụng dưới khi mang thai
Ở phụ nữ thường xảy ra tình trạng đau bụng dưới, tình trạng này do nhiều nguyên nhân xảy ra vì thế các bạn cần nhận biết và phân biệt các cơn đau bụng khi có bầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được tình trạng đau bụng dưới khi mang thai và một số bệnh lý.
Từ lúc mang thai cho đến khi em bé chào đời, bụng của mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi. Tử cung to dần lên trong suốt 9 tháng thúc đẩy bụng bạn phải thay đổi để phù hợp sự với phát triển của bào thai.
Mỗi thai kỳ là một trải nghiệm khác biệt nên thỉnh thoảng lý do gây cảm giác nặng bụng thường cũng khác nhau. Thông thường, có một vài lý do khiến bạn cảm thấy đau bụng dưới khi mang thai ngoài việc co thắt cơ bụng
Phân biệt các cơn đau bụng khi có bầu
Nhận biết đau bụng do mang thai
Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp chị em phụ nữ biết được đau bụng dưới có phải mang thai hay không:
- Cơn đau bụng âm ỉ mức độ nhẹ vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, trong những tuần đầu thai kỳ thì phần bụng dưới của mẹ bầu sẽ có cảm giác tưng tức.
- Các cơn đau bụng của mang thai sẽ xuất hiện khi mẹ bầu ốm nghén hoặc nôn nhiều lần.
- Khi có triệu chứng đau như trên, bạn nên đi khám ở các cơ sở y tế để được xét nghiệm máu và siêu âm để chẩn đoán chính xác.
Xem thêm: Bà bầu bị nỗi mụn lưng ,cách đối phó an toàn hiệu quả
Vì sao mẹ bầu bị đau bụng dưới?
Các cơn đau bụng này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như táo bón, quá trình làm tổ của thai nhi, mẹ bầu bị giãn dây chằng,… Mẹ bầu cần lưu ý về tình trạng đau bụng này bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình huống xấu của mẹ và bé. Những tình huống xấu đó có thể là thai ngoài tử cung, thai bị sảy hoặc báo hiệu sinh sớm.
{{https://www.wonmom.com/products/la-xong-toan-than-thao-duoc}}
Thai làm tổ trong buồng tử cung
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận tình trạng đau lâm râm vùng bụng dưới. Thời gian này thai bắt đầu hình thành nơi tử cung và làm tổ tại buồng tử cung. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần phải đắn đo về vấn đề này bởi chúng sẽ tự động khỏi sau khoảng 2 – 3 ngày.
Mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng
Khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con. Nguồn dinh dưỡng này sẽ đảm bảo cho thai nhi có đầy đủ sức khỏe để phát triển toàn diện cho đến ngày chào đời. Không chỉ thế, mẹ bầu cũng có đủ sức khỏe trước những thay đổi của cơ thể khi mang thai và đủ năng lượng cho đến ngày vượt cạn.
Nếu khi mang thai mẹ bầu cảm nhận được những cơn đau bụng dưới thì cần xem lại chế độ ăn uống đã đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết hay chưa. Không chỉ là đau bụng dưới mà có thể đi kèm cả táo bón khiến mẹ bầu thấy khó chịu.
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi mang thai tử cung của nữ giới sẽ chịu lực tác động của thai nhi. Áp lực này khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Trong giai đoạn thai kỳ, progesterone sẽ tăng cao hơn bình thường dẫn đến việc tiêu hóa gặp khó khăn và xuất hiện chứng đau bụng dưới khi mang thai.
Thai phát triển ngoài tử cung
Đau bụng dưới do thai phát triển ngoài tử cung là tình trạng khá nguy hiểm cần được lưu ý. Nguyên nhân có thể xuất phát từ viêm nhiễm cơ quan sinh dục, vòi tử cung có vấn đề,… Tốt nhất là nếu có kế hoạch mang thai thì phụ nữ cần đi khám sức khỏe xem có đủ điều kiện mang thai hay không và có định hướng điều trị hợp lý.
Thai nhi đạp bụng mẹ
Em bé khi ở trong bụng mẹ thường hoạt động bằng cách đạp bụng mẹ và hoàn toàn là hiện tượng bình thường. Em bé đạp mẹ là biểu hiện tốt chứng tỏ con đang khỏe mạnh, phát triển bình thường. Các ông bố bà mẹ thường rất hứng khởi khi cảm nhận được em bé đang đạp trong bụng mẹ.
Thai càng lớn sẽ càng đạp mạnh hơn khiến thành bụng của mẹ trở nên căng cứng hơn và xuất hiện tình trạng đau bụng dưới. Tình trạng này cũng sẽ nhanh chóng kết thúc thế nên mẹ bầu không phải lo lắng.
Bong nhau thai
Một vài mẹ bầu sẽ gặp tình trạng bong nhau thai gây đau đớn do tử cung căng cứng hơn bình thường. Mẹ bầu không được chủ quan do đây là tình trạng chỉ có sau khi em bé được sinh ra.
Bầu bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Mang thai tháng đầu đau bụng dưới là lo lắng của rất nhiều bà bầu. Cứ 10 bà bầu đau bụng thì đến 9 người vội vàng đi tìm bác sĩ sản (hay đến cơ sở khám sản khoa), bởi các bà đều lo sợ khi bụng có cảm giác đau.
Trên các diễn đàn, mang thai tháng đầu đau bụng dưới là chủ đề được nhiều bà bầu quan tâm, nhất là những bà bầu lần đầu tiên mang thai, chưa có những trải nghiệm về thai kỳ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên quá lo lắng khi thấy đau bụng râm râm trong tháng đầu mang thai. Bởi mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đó là hiện tượng hết sức bình thường.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức trong giai đọa đầu khi thai mới làm tổ. Bà bầu cũng có thể đau bụng nếu ốm nghén và nôn ọe nhiều.
Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bà bầu có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.
Việc đau bụng dưới khi mang thai là dấu hiệu bình thường đối với các bà bầu, sẽ có những cách để khắc phục. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy dấu hiệu bất thường nên đi khám để có phương thức xử lý tốt nhất.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-toan-than}}
Bạn cần biết
- Mẹ Bầu Cẩn Trọng Tẩy Tế Bào Chết Làm Đẹp Khi Mang Thai
- Lý Do Nên Chọn Dầu Gội, Sữa Tắm Thảo Dược Cho Bà Bầu?
- Đừng Vội Mua Gen Nịt Bụng Sau Sinh Nếu Bạn Chưa Tìm Hiểu Kỹ
- Chấm Dứt Ngay Những Tháng Ngày Da Xấu Sau Sinh
- Sự Thật Về Tinh Dầu Tràm, Hãy Cùng Tìm Hiểu Ngay Nhé!
- Tiết Lộ Thú Vị Đường Sọc Ở Bụng Khi Mang Thai