Tuyệt chiêu vàng giúp ăn vào con không vào mẹ được nhiều người áp dụng
Trong quá trình mang thai, lượng thức ăn được các mẹ nạp vào gần như nhiều gấp đôi bình thường. Vì nghĩ rằng ăn cho cả mẹ và bé, nhưng có chắc rằng ăn nhiều sẽ tốt? Nạp quá nhiều thức ăn, gây dư chất sẽ mắc phải các tình trạng béo phì, tiểu đường thai kỳ,… Làm bé khó hấp thụ chất, trong khi đó mẹ lại tăng cân rất nhanh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết bí quyết giúp ăn vào con không vào mẹ.
Bí quyết ăn vào con không vào mẹ:
Không thể bỏ qua bữa sáng
Đối với tất cả mọi người, bữa sáng vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với mẹ bầu. Việc ăn một bữa sáng, chỉ đủ cung cấp năng lượng ngày mới cho mẹ và dinh dưỡng cho bé sau một đêm dài, chứ không thể làm mẹ tăng cân hay béo phì.
Nhiều mẹ bầu lại bỏ bữa sáng chỉ vì muốn hạn chế những cơn buồn nôn, ốm nghén hay để giảm cân thì hoàn toàn sai lầm. Những thực phẩm dành cho bữa sáng giàu dinh dưỡng có thể tham khảo như: thịt gà, thịt heo, thịt bò,… cá, thực phẩm chế biến từ đậu nành.
Ngoài ra khẩu phần ăn của mẹ bầu được chuyên gia khuyến khích là: 25% tinh bột (cơm, bún, bánh mỳ,…), 25% protein (trứng, thịt, cá,…), và 50% các loại rau, củ, quả, nước ép trái cây, sinh tố,…
{{https://www.wonmom.com/products/dau-chong-ran}}
Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày
Chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ (5-6 bữa), nhất là 3 tháng đầu khi những cơn buồn nôn, nôn ói của ốm nghén thai kỳ xảy ra nhiều nhất. Chia nhỏ giúp các mẹ không phải nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn, gây áp lực cho dạ dày. Đồng thời, vẫn giúp mẹ duy trì lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không bị tăng cân quá nhiều. Hạn chế ăn vặt vì sẽ hấp thụ chất béo rất nhiều gây tăng cân. Bổ sung nhiều rau, củ, quả, nước trái cây cung cấp vitamin cần thiết.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Mỗi ngày cần cung cấp khoảng 3 lít nước cho mẹ bầu. Bổ sung đủ nước gúp mẹ bầu tránh được tình trạng mất nước, giảm những triệu chứng buồn nôn, khó chịu của cơn ốm nghén, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu đồng thời hạn chế hiện tượng táo bón thai kỳ, giảm cảm giác đói, hạn chế thèm ăn.
Tập luyện hợp lí
Khoa học chứng minh khi vận động, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone endorphin, chính là hormone hạnh phúc, tạo cảm giác vui vẻ, thư giãn cho người mẹ. Con cũng sẽ nhận được hormone hạnh phúc từ người mẹ. Còn giúp giảm các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi trong thai kỳ, đem lại giấc ngủ ngon hơn, giúp cơ thể khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng. Duy trì cân nặng hợp lý vóc dáng tốt hơn. Hình thức tập luyện như: đi bộ, bơi lội, tham gia lớp tập yoga cho mẹ bầu,…
Xem thêm: Ăn đậu bắp khi mang thai mẹ bầu bất ngờ với lợi ích mang lại
Thực phẩm ăn vào con không vào mẹ
Những dưỡng chất mẹ cần bổ sung bao gồm axit folic, sắt, canxi, protein, Omega 3, và các loại vitamin cần thiết trong thời kỳ mang thai như vitamin A, vitamin D, vitamin E, …
Những loại tinh bột dễ hấp thụ, giàu chất dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu,… cũng rất tốt co mẹ và bé. Thịt heo, bò, gà và cá, hay trứng cũng được các chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt gợi ý mẹ bầu bổ sung đủ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Thực phẩm không nên ăn:
Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có ga và đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cũng như loại đồ ăn nhanh chính là thực phẩm mẹ nên tránh trong thai kỳ. Vì đẫn đến bị béo phì, khó lấy lại vóc dáng sau sinh mà nó còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến tin mạch, tiền sản giật, dễ bị ợ chua, khó chịu, đầy hơi. Khi mang thai, các mẹ phải giữ cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và em bé trong bụng.
Trên là tất cả những việc làm giúp cho dinh dưỡng hấp thụ tốt nhất vào em bé trong bụng. Hạn chế việc tăng cân cho mẹ bầu, giảm nguy cơ mặc các bệnh trong quá trình mang thai.
Chúc cả mẹ và bé đều khỏe mạnh!
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-toan-than}}
Có thể bạn quan tâm
- Mẹ Đang Cho Con Bú Nên Uống Thêm Sữa Gì Cho Bé Hấp Thụ Tốt
- Tuyệt Chiêu Vàng Giúp Ăn Vào Con Không Vào Mẹ Được Nhiều Người Áp Dụng
- 5 Lưu Ý Mẹ Nên Cẩn Thận Khi Tắm Cho Bé Bằng Mướp Đắng
- Phân Biệt Những Cơn Gò Bụng Khi Mang Thai Và Cách Đối Phó An Toàn