Mẹ áp dụng cách này dẹp cơn ám ảnh đau chín mé sau sinh
Đau chín mé là bệnh do một loại virus gây nên, có những biểu hiện sưng đỏ, gây đau nhức ở các đầu ngón tay và chân. Nhiều người lầm tưởng rằng, bệnh chỉ là các vết thương bình thường nên không chú ý điều trị. Nhưng đau chín mé nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên các hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết sau để cùng tìm hiểu về đau chín mé sau sinh và những biến chứng của đau chín mé.
Đau chín mé là gì? Nguyên nhân mẹ sau sinh bị đau chín mé
Chín mé hay còn gọi là giáp sang là hiện tượng đầu ngón tay, ngón chân bị nhiễm khuẩn thường do nhiễm tụ cầu khuẩn vàng liên cầu gây mủ (S.aureus) do Herpes gây ra, trong y học gọi chín mé là bệnh Panaris. Vi khuẩn này vào cơ thể người bằng cách xâm nhập qua vết thương nhỏ, vết xước, vết châm và xuất hiện mủ hoặc áp xe ở đầu các ngón tay, ngón chân. Chín mé là một loại bệnh hiện đại nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát và có thể dẫn đến tàn tật và nghiêm trọng có thể bị tử vong.
Chín mé do virus Herpes gây ra trên da ngón tay và chân
Bệnh chín mé được phân ra thành 3 loại là:
Chín mé nông: Đây là giai đoạn đầu của bệnh chín mé, tại vị trí bị tổn thương chỉ có dấu hiệu hơi sưng nhẹ và có màu đỏ ửng. Hình thành nốt phỏng có mủ, đau ít tại đầu ngón tay, hay bên kẽ móng tay sưng tấy, sau có thể có một chấm mủ, nếu không chữa sẽ viêm phát triển lan ra xung quanh móng. Để hồi phục hoàn toàn có khi phải mất 2, 3 tháng. Nhưng sau phục hồi các ngón tay bị tình trạng méo mó, không được như ban đầu.
Chín mé sâu: đây là giai đoạn sau khi người bệnh bị chín mé dưới da nhưng không điều trị sớm. Dẫn đến vết thương bị viêm xương, viêm khớp và làm mủ. Các dấu hiệu khi bị chín mé sâu là: hầu hết phần xương cuối ngón tay sưng to, làm cho ngón tay đau nhức và có màu tím đỏ. Nặng hơn sẽ hình thành lỗ trên tay do vết rạch cũ để lại. Quan sát bằng phim Xquang sẽ thấy được xương tay bị viêm và có mảnh xương bị rời ra bên ngoài.
Chín mé dưới da: Chín mé có thể chỉ bị ở đầu ngón tay. Bất cứ ngón nào cũng có thể bị, nhưng thường gặp nhất là ở ngón cái và ngón trỏ. Khi bị chín mé ngón tay có hiện tượng căng mọng, là do sự xâm nhập và ăn mòn của vi khuẩn vào các lớp mô mỡ dưới da gây nên. Vì vậy người bệnh cảm thấy rất đau, đến nỗi mất ăn, mất ngủ, đôi khi thấy đau giật. Dần dần chỗ viêm nhiễm thành mủ.
Chín mé làm viêm xương hoặc viêm khớp tay và chân
Nguyên nhân mẹ sau sinh bị đau chín mé
Nguyên nhân chín mé được giải thích là do vi khuẩn tụ cầu vàng và Herpes. Những loại vi khuẩn này gây nên bệnh chín mé ngón tay bằng cách xâm nhập thông qua những vết xước, vết thương, vết châm trên cơ thể người bệnh. Đối với những đối tượng mà cơ thể bị ra nhiều mồ hôi và bụi bẩn hay bám lên da thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và nảy nở nhanh chóng hơn.
Một số nguyên nhân gây nên bệnh chín mé ngón tay:
Làm móng tay, móng chân ở những cửa tiệm bên ngoài nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Mang giày cao gót bít mũi khiến đầu ngón chân dễ có vết thương cũng như ra nhiều mồ hôi là điều kiện cho tụ cầu vàng và Herpes xâm nhập và phát triển.
Chơi một số môn thể thao gây chấn thương ở những đầu ngón tay ngón chân.
Người bị bệnh béo phì.
Người nhiễm HIV/AIDS đang trong quá trình điều trị.
Biến chứng của việc đau chín mé các mẹ cần lưu ý
Bệnh chín mé ngón tay thường phát triển thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Xuất hiện trong vòng 1- 3 ngày đầu, tại vị trí đầu ngón tay, ngón chân thường bị sưng phồng lên, có màu đỏ, gây ngứa. Sau đó thì bệnh nhân sẽ bị đau nhức gây cảm giác khó chịu, có khi sẽ bị khó cử động những ngón tay, ngón chân.
Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, đây là thời kỳ mà những triệu chứng của viêm sẽ lan rộng ra những vùng xung quanh, có thể là lan từ đầu ngón tay, ngón chân ra toàn bộ ngón tay, ngón chân đó. Bệnh nhân sẽ bị căng tức, đau nhức, giật theo nhịp đập của mạch máu, sốt.
Giai đoạn 3: Là giai đoạn chín mé mưng mủ, cần tiến hành phẫu thuật để lấy mủ ra bên ngoài.
Chín mé giai đoạn đầu chỉ cần dùng thuốc kháng sinh sẽ khỏi
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh chín mé có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây ra tử vong. Tuy nhiên, cần phân biệt chín mé với một số bệnh da liễu xảy ra ở đầu ngón như: bệnh tổ đỉa gây ngứa, ít đau, sưng nhẹ, viêm cấp quanh móng (chân móng sưng nhức, có thể chảy mủ), bị chín mé do ung thư hắc tố (melanotic whitlow, xảy ra chủ yếu ở ngón tay cái hoặc ngón chân cái, đầu ngón bị sưng, thường có màu đen, có thể mất móng).
Xem thêm : Ở cử đúng cách mẹ sau sinh nhàn tênh tránh được bệnh hậu sản
Xử lý đơn giản cho mẹ bỉm sữa đau chín mé
Nếu không điều trị kịp thời và xử lý đau chín mé sau sinh đúng cách, có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây ra tử vong.
Khi mắc bệnh cần giữ sạch chỗ bị chín mé để tránh bị nhiễm trùng thêm. Có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng, sau đó bôi mỡ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, mọi người còn có thể sử dụng muối ngâm chân thảo dược WONMOM. Với nhiều công dụng như: giảm đau nhức, lưu thông khí huyết và giúp đi lại dễ dàng hơn cho mẹ bỉm sữa sau khi sinh.
{{https://www.wonmom.com/products/muoi-ngam-chan}}
Nếu chín mé làm mủ thì cần đến cơ sở y tế để bác sĩ rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh. Khi vết thương sưng đau nhiều, đáp ứng kém với điều trị thì cần chụp X-quang để xác định tình trạng biến chứng của chín mé.
Đau chín mé sau sinh có phải phẫu thuật?
Đau chín mé nếu phát hiện kịp thời ở giai đoạn 1, khi bệnh chưa có tiến triển nặng thì không cần phẫu thuật, chỉ cần sát khuẩn và giữ cho vết thương không nhiễm trùng và lan rộng. Nhưng khi vết thương có dấu hiệu đau nhức dữ dội và có mủ bên trong, thì bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để rạch lấy mủ ra ngoài. Khi vết thương sưng đau nhiều, đáp ứng kém với điều trị thì cần chụp X-quang để xác định tình trạng biến chứng của chín mé.
Làm cách nào hạn chế đau chín mé sau sinh?
Bệnh chín mé xảy ra một phần là do thói quen không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vì vậy để phòng bệnh cần rửa tay, chân sạch sẽ hàng ngày. Tránh ngâm tay, chân trong nước quá lâu. Thường xuyên thay tất, tránh để cho chân bị ẩm ướt. Không đi chân đất, tránh để cát bụi dính vào các kẽ ngón chân. Hạn chế mang giày cao gót, giày bít ngón; không đi giày, dép quá chật.
Không cắt móng tay quá sát da và lấy khóe sâu
Khi cắt móng, cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh của ngón chân, ngón tay, không cắt móng tròn. Tránh làm chấn thương hay trầy xước đầu ngón, khi bị trầy xước da cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch.
Đi găng tay khi chăm sóc người bệnh, khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Với trẻ em, tránh thói quen mút tay.
Bài viết là những chia sẻ về những nguyên nhân và biến chứng của đau chín mé sau sinh. Thông qua bài viết, hy vọng mọi người có thêm nhiều kiến thức về bệnh cũng như cách xử lý đau chín mé sau sinh. Luôn luôn giữ gìn về sinh sạch sẽ để hạn chế các mầm bệnh nguy hiểm, bạn nhé!
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-da-mat}}
Có thể bạn quan tâm
- Không Còn Nỗi Lo Rụng Tóc, Tạm Biệt Ngay Gàu Nhờ Gội Đầu Bồ Kết
- Có Thể Bạn Chưa Biết Về Sản Dịch Sau Sinh
- Làm Ngay Cách Này Trị Dứt Điểm Thâm Mắt Sau Sinh Nhanh Chóng!
- Mẹ Bầu Cẩn Trọng Tẩy Tế Bào Chết Làm Đẹp Khi Mang Thai
- Để Việc Ở Cữ Sau Sinh Không Còn Là Ác Mộng
- Đừng Vội Mua Gen Nịt Bụng Sau Sinh Nếu Bạn Chưa Tìm Hiểu Kỹ
- Chấm Dứt Ngay Những Tháng Ngày Da Xấu Sau Sinh
- Thật Đáng Tiếc Nếu Bạn Bỏ Qua Công Dụng Của Muối Thảo Dược
- Mẹ Sau Sinh Lột Xác Bất Ngờ Khi Sử Dụng Rượu Nghệ Đúng Cách