Mẹ chăm tắm thảo dược cho bé gây viêm da nặng hơn, vì sao?
Từ xưa đến nay, mọi người luôn truyền tai nhau về việc sử dụng thảo mộc tắm cho trẻ. Với nhiều công dụng như: giải cảm lạnh, ngăn ngừa được những loại cúm và virus gây bệnh. Tuy nhiên, khi có trường hợp bé tắm thảo dược bị viêm da làm các bà mẹ vô cùng hoang mang về nguyên nhân để phòng tránh. Vậy hãy cùng tìm hiểu viêm da ở trẻ xuất phát từ đâu và biểu hiện bé viêm da qua bài viết sau đây.
Viêm da cơ địa ở trẻ em là gì ?
Viêm da cơ địa hay chàm (eczema) là tình trạng bệnh lý khiến da ửng đỏ và ngứa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Viêm da cơ địa là bệnh lý mạn tính kéo dài, có xu hướng bùng phát thành nhiều đợt cấp theo từng giai đoạn. Bệnh có thể xuất hiện cùng với viêm phế quản hoặc sốt.
Viêm da cơ địa xuất phát từ những nguyên nhân:
Viêm da cơ địa liên quan đến các đặc điểm di truyền ảnh hưởng lên khả năng miễn dịch này của da. Đặc điểm này khiến cho da dễ bị tấn công bởi các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Ở trẻ nhỏ viêm da cơ địa còn do nhiều yếu tố tác động khác như: yếu tố di truyền, môi trường sống, dị ứng thực phẩm, thay đổi thời tiết,...
Viêm da cơ địa thường kéo dài và gây khó chịu
Biểu hiện bé đang bị viêm da mẹ cần lưu ý
Viêm da cơ địa thường kéo dài dai dẳng. Bệnh nhân cần được điều trị trong một khoảng thời gian dài, thường nhiều tháng đến nhiều năm để được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẫn có thể tái phát sau đó. Phụ huynh cần nắm rõ các biểu hiện để phát hiện kịp thời bệnh viêm da cơ địa ở trẻ:
Da xuất hiện các mẩn đỏ: khi phát hiện trên da trẻ xuất hiện các nốt tròn đỏ, thường xuất hiện ở vùng tay và chân. Khi tiếp xúc sẽ có cảm giác khô ráp và sần sùi. Ngoài mẩn đỏ, ở một số trường hợp còn xuất hiện các mụn nước li ti trên da của trẻ.
Phù nề da: sẽ làm các vùng da của trẻ sẽ trở nên thô ráp và dày hơn bình thường. Những vùng da bị bệnh sẽ trở nên khó chịu và ngứa.
Da đóng vảy: rất nhiều trường hợp mắc viêm da cơ địa ở trẻ em phản hồi rằng sau khi những nốt mẩn đỏ xuất hiện thì da sẽ bị đóng vảy và bong tróc. Hiện tượng này là do da bị thiếu nước, chảy dịch rồi đóng thành vảy sau khi khô lại. Qua quá trình hoạt động thì những vảy này sẽ bong ra thành nhiều lớp.
Mệt mỏi: những cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ trở nên biếng ăn, khó chịu và mệt mỏi. Triệu chứng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến bỏ ăn, suy dinh dưỡng và chậm lớn.
Khi phát hiện những triệu chứng trên, ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời. Tránh những biến chứng về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Viêm da ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ rất nhiều
Nguyên nhân vì sao bé tắm thảo dược lại bị viêm da
Theo nghiên cứu cho thấy, da của trẻ nhỏ mỏng hơn rất nhiều lần so với da của người trưởng thành. Các cấu trúc của da chưa hoàn thiện, nên da rất mỏng và dễ bị các tác nhân bên ngoài làm tổn thương. Nên việc chăm sóc da cho trẻ là thật sự cần thiết, nhiều mẹ chọn cách tắm thảo dược cho trẻ để làm sạch da và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp bé bị viêm da hay xuất hiện các đốm đỏ, mụn li ti trên người sau khi tắm thảo dược. Vậy tắm lá thảo dược cho trẻ có tốt hay không?
Việc tắm thảo dược cho bé là hoàn toàn tốt nếu mẹ chọn đúng thảo dược tốt, phù hợp với làn da mỏng manh của bé. Thảo dược giúp da bé mát, khoẻ mạnh hơn tránh được tình trạng rôm sảy trên cơ thể.
Thảo dược kém chất lượng sẽ gây nên dị ứng khi dùng
Thảo dược tốt tắm cho bé, không chỉ giúp làm sạch da mà còn giúp ngăn ngừa được các bệnh cảm cúm, bảo vệ cơ thể khỏi các viruss. Nếu tắm xong mà trẻ bị viêm da, dị ứng thì có thể nguyên nhân là do bước chọn lọc và bảo quản thảo dược chưa đúng. Nguyên nhân có thể là do các loại thảo dược kém chất lượng, chứa các chất bảo quản và thuốc trừ sâu gây kích ứng da trẻ khi tắm. Hoặc trong quá trình bảo quản, thảo mộc đã bị hư mốc mà không được kiểm tra kỹ trước khi đem đi nấu nước.
Vậy nên, trước khi cho bé tắm mẹ nên kiểm tra thật kỹ các loại thảo mộc về chất lượng và độ an toàn. Cùng tìm hiểu cách tìm mua và chọn lựa thảo mộc qua phần tiếp theo.
Xem thêm: Những lưu ý khi tắm thảo dược cho bé
Nên chọn thảo dược gì để tắm cho bé an toàn
Mẹ không còn phải quá lo lắng về việc chọn lựa thảo dược tốt cho bé giữa hàng ngàn loại trên thị trường, thảo dược túi lọc tắm cho bé WONMOM sẽ thay mẹ chăm sóc làn da của bé. Với các thảo mộc 100% thiên nhiên tuyệt đối an toàn, không chất bảo quản túi lọc thảo mộc rất tiện lợi cho mẹ và an toàn cho bé. Thành phần: ngũ sắc, canh giới, kim ngân, tía tô, trà xanh, ngải cứu, sài đất, lá tràm và một số thảo dược khác.
{{https://www.wonmom.com/products/tui-loc-thao-moc-tam-be-hop-10-tui-10-lan-tam}}
Cách sử dụng thảo dược túi lọc Wonmom kết hợp cùng tinh dầu tràm
Bước 1: Ngâm túi lọc Wonmom trong nước nóng 5 phút hoặc đun sôi túi lọc trong 2-3 phút rồi lấy tay bóp cho ra hết tinh chất. Pha thêm nước đủ ấm và tắm cho bé, không cần tráng lại bằng nước trắng.
Bước 2: Lau khô người cho bé sau đó cho 1/2 giọt dầu tràm WONMOM ra tay mẹ sau đó xoa xoa và áp lên gan bàn chân và trên đầu cho bé để phòng cho bé bị cảm cúm.
Cách chăm sóc da cho bé yêu luôn sạch mát
Đê bảo vệ làn da trẻ không bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài, mẹ cần nhớ các lưu ý sau đây nhé:
Bé không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cho đến khi được 6 tháng tuổi. Bạn hãy cho con mặc những chiếc áo dài, quần dài và mũ để bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
Hãy chắc chắn rằng trang phục mới mua về phải được giặt sạch sẽ trước khi cho con mặc.
Nắng nóng xuất hiện thường gây đổ mồ hôi ở nách, nếp gấp da và vùng mặc tã. Bạn nên cho con mặc quần áo rộng rãi và tạo môi trường mát mẻ để tránh bị phát ban nhiệt.
Chất tẩy rửa hóa học, phấn rôm và một số sản phẩm dành cho bé có thể gây kích ứng da, phát ban. Bạn nên cố gắng sử dụng các sản phẩm hữu cơ để bảo vệ da bé khỏi bị nhiễm trùng hoặc dị ứng.
Luôn giữ cơ thể trẻ được sạch sẽ và không ra mồ hôi nhiều
Trẻ viêm da có cần bổ sung thêm chất gì không?
Những chất sau đây mẹ nên bổ sung cho trẻ để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa ở bé và ngăn ngừa tình trạng tái phát trở lại.
Ăn các loại rau, củ quả: Những chất này giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng hiệu quả, đào thải độc tố, giảm tiết mồ hôi nhờ đó ngăn chặn được tình trạng viêm nặng hơn hoặc lây lan rộng. Ăn nhiều rau củ quả sẽ cải thiện được biểu hiện của viêm da cơ địa và cả sức khỏe của bé.
Cá chứa nhiều hàm lượng Omega 3: Omega 3 tự nhiên có tác dụng kháng viêm mạnh nên giúp đẩy nhanh quá trình trị bệnh hiệu quả. Bổ sung omega 3 thường xuyên sẽ phần nào đó giảm được triệu chứng của viêm da cơ địa. Do vậy, mẹ nên cho trẻ ăn những loại cá béo giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi, cá ngừ…
Bài viết trên là những chia sẻ cho mẹ biết về nguyên nhân và biểu hiện khi bé bị viêm da. Hy vọng các mẹ sẽ chú hơn hơn trong việc chọn lựa các loại thảo mộc để tắm cho trẻ, hạn chế được những trường hợp viêm da, dị ứng.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-toan-than}}
Bạn cần biết
- Giải Đáp Lo Ngại Về Việc Rỉ Ối Cuối Thai Kỳ Mẹ Bầu Cần Nắm Rõ
- Mẹ Chăm Tắm Thảo Dược Cho Bé Gây Viêm Da Nặng Hơn, Vì Sao?
- Video HDSD - Túi Xông Mặt Thảo Dược
- Mẹo Làm Đẹp Với Nghệ
- Chọn đồ chơi cho bé