Cách phòng cảm cúm cho bé yêu nhanh nhất không dùng thuốc kháng sinh
Sau khi sinh bé yêu rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp bởi sức đề kháng của bé lúc này rất yếu, đặc biệt khi thời tiết thay đổi trẻ rất dễ bị ốm, cảm cúm khiến mẹ đau đầu. Vậy có cách nào để phòng cảm cúm cho trẻ sơ sinh, giúp con tăng sức đề kháng và hạn chế ốm đau mỗi khi thời tiết chuyển mùa không? Cùng xem bài viết này để tìm ra cách phòng cảm cúm ngay tại nhà hiệu quả cho bé nha các mom!
Dấu hiệu bé sơ sinh bị cảm cúm
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra và truyền vào đường hô hấp dẫn đến mũi, họng và phổi bị tấn công. Đối với người lớn hoặc có sức đề kháng cao, bệnh cảm cúm sẽ tự khỏi tuy nhiên với các bé nhỏ đặc biệt là các bé sơ sinh sẽ khó tự khỏi, ngoài ra còn có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.
Một số triệu chứng nhân biết bé yêu có thể đã mắc cảm cúm:
- Trán nóng, sốt trên 38°C
- Sổ mũi, hắt hơi, nước mũi của bé chuyển dần từ dạng lỏng sang đặc quánh, có thể chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây
- Người lạnh, ho khan, thở khò khè
- Lười bú, hay khóc và quấy
- Nặng hơn có thể bị cảm lạnh, nôn mửa hoặc tiêu chảy
Trẻ bị cảm cúm khiến các mẹ đau đầu
Nguyên nhân nào khiến bé yêu bị cảm cúm?
Cảm cúm là bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, còn yếu ớt nên không đủ sức để bảo vệ bé khỏi các tác nhân hại từ môi trường.
Hơn nữa cảm cúm là do virus gây ra và dễ lây lan qua đường hô hấp. Trong quá trình tiếp xúc, trẻ nhỏ có thể dễ bị nhiễm cảm cúm từ những người xung quanh. Virus cúm sẽ lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí, nước, thực phẩm, hay khi người tiếp xúc với bé đang bị cúm và khi họ hắt hơi hoặc ho cũng là nguyên nhân khiến bé bị lây cảm cúm.
Bé bị cảm cúm có thể do sức đề kháng yếu hoặc lây lan từ người khác
Trẻ sơ sinh có thể bị cảm cúm khi ở gần người có triệu chứng ho hoặc chảy nước mũi, thời gian lây bệnh trong khoảng từ 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Nếu nguồn lây virus là trên người trẻ em khác, thời gian lây lan bệnh có thể dài hơn, vì vậy các cha mẹ phải hết sức chú ý.
Cách phòng cảm cúm cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà
Khi bé bị cảm cúm, đừng tự ý cho bé uống thuốc. Cảm cúm là bệnh thường xảy r ở trẻ do đó các bác sĩ không khuyến khích các mẹ lạm dụng quá nhiều vào thuốc khán sinh mà thay vào đó cách tốt nhát để bảo vệ trẻ là hãy phòng cảm cúm ngay tại nhà bằng các phương pháp hiệu quả dưới đây:
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé
Bác sĩ Thu Hậu (trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2) chia sẻ, hệ miễn dịch giống vòng tay che chở, giúp bé và cả nhà luôn khỏe mạnh và tránh các bệnh viêm nhiễm, điển hình là cảm cúm... Do đó chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất sẽ hỗ trợ bé rất nhiều cho việc tăng cường đề kháng và phòng cảm cúm. Các chất dinh dưỡng tốt và cần thiết cho sức đề kháng của trẻ gồm:
- Nhóm chất đạm: mỗi bữa ăn chính cần bổ sung 30-50g thịt hoặc 70-90g cá hay tôm, một đến hai quả trứng hay một miếng đậu hũ tùy thuộc lứa tuổi;
- Vitamin C: nhu cầu thông thường của cơ thể là 100mg mỗi ngày, tương đương với việc nạp vào 300g rau và 200g trái cây tươi;
- Vitamin A: có trong thịt, cá, gan, trứng, tiền chất betacaroteen để chuyển thành vitamin A trong rau quả màu vàng, đỏ, xanh sậm
- Chất sắt trong thịt, cá, gan, huyết, rau xanh sậm
- Và kẽm trong hàu, sò, thịt, cá...
- Sữa và chế phẩm từ sữa (như sữa chua, phô mai, bơ, kem...) cũng không thể thiếu trong các bữa ăn, bởi chúng chứa canxi phòng chống các bệnh loãng xương.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé tăng đề kháng và phòng cảm cúm
Bên cạnh đó, thực phẩm lên men chứa lợi khuẩn cũng là thành phần quan trọng trong thực đơn hàng ngày giúp bé và cả nhà tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc cúm.
Hạn chế đưa bé đến nơi công cộng để phòng cảm cúm
Công cộng là nơi có nhiều người qua lại sẽ khiến các virus cúm dễ lây lan và truyền bệnh, mẹ nên hạn chế đưa bé đến nơi công cộng để hạn chế lây nhiễm cảm cúm cho bé
Luôn giữ nhiệt độ cơ thể bé và theo dõi tình hình bé thường xuyên
Để đảm bảo nhiệt độ cơ thể luôn trong trạng thái trao đổi bình thường, tốt nhất thân nhiệt của trẻ sơ sinh phải luôn duy trì ở mức từ 36-37°C. Nếu thân nhiệt chênh lệch với mức này, hoặc tăng thêm 1°C hoặc giảm xuống 1°C đều rất nguy hiểm.
Chẳng hạn nếu thân nhiệt bé 38°C là sốt nhẹ và trên 39°C là sốt cao. Tất cả những mức nhiệt này đều được đo từ hậu môn của trẻ và nó sẽ có sự chênh lệch nhỏ so với các điểm khác trên cơ thể.
Cho bé sơ sinh tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch
Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ chính là giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể.
Kháng thể được hình thành có nhiệm vụ tiêu diệt vi rút, vi khuẩn và tồn tại trong máu để bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh ở những lần xâm nhập sau.
Mẹ hãy xem ngay Lịch tiêm chủng đầy đủ nhất cho trẻ theo từng tháng tuổi để bảo vệ bé khỏi cảm cúm và các bệnh truyền nhiễm khác nhé!
Mẹo giúp trị cảm cúm bằng các phương pháp dân dan
Các loại lá giúp bé trị cảm cúm
Có rất nhiều loại lá, bài buốc dân dan giúp bé trị cảm cúm hiệu quả lại an toàn mà các mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà.
Lá tía tô: Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay, được rất nhiều các mẹ chữa cảm cúm hay cảm lạnh như một phương pháp chữa cảm hiệu quả. Có 2 cách trị cảm cúm cho trẻ bằng lá tía tô:
- Dùng lá tía tô để xông hơi: Trong cách này, mẹ có thể đun cả cành, lá và thân tía tô với một ít nước rồi đổ ra tô cho bé xông. Hơi ấm của lá tía tô sẽ hút các kháng viêm và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm và khắc phục tình trạng xổ mũi. Mẹ nên áp dụp cách này 2 ngày 1 lần đến khi bé hết sổ mũi
- Cho bé uống: Đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể nghiền nát lá tía tô và trộn một ít đường phèn (hoặc mật ong nếu bé lớn hơn 2 tuổi), hấp nóng và cho bé uống. Cách này cũng giúp bé thông mũi, dịu họng và giảm hắt hơi, sổ mũi.
Lá tía tô giúp bé trị cảm cúm, xông hơi và sổ mũi
Trị cảm cúm cho bé bằng lá hẹ: Với thành phần kháng sinh có trong lá hẹ giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây nên viêm mũi họng, giúp bé giảm triệu ứng sổ mũi từ đó giúp bé khỏi cảm cúm
- Lá hẹ hấp mật ong: Dùng 100g lá hẹ tươi rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm. Sau đó, cho lá hẹ vào bát, thêm mật ong nguyên chất vào ngập mặt lá hẹ. Hấp cách thủy lá hẹ mật ong khoảng 30 phút.
- Khi hấp xong, mẹ chắt nước cho bé dùng 2 – 3 thìa một lần, uống 3 lần/ngày.
Lá hẹ với chanh và nghệ tươi: Chuẩn bị sẵn 10g lá hẹ, 1 quả chanh tươi và 20g củ nghệ. Chanh tươi thái lát mỏng, hẹ cắt khúc ngắn; nghệ đem nướng chín, cạo vỏ rồi giã nát. Cho một số nguyên liệu vào một cái chén sạch, thêm 4 muỗng nước lọc rồi nồi hấp cách thủy 15 – 20 phút.
Cho trẻ uống 2 thìa hỗn hợp trên, sau một số bữa ăn chính khoảng 15 phút. Tùy theo thực trạng bệnh của bé mà sau khoảng 5 – 7 ngày thực trạng sổ mũi cảm cúm có thể dứt hẳn.
Xem thêm: làm thế nào khi trẻ sơ sinh mắc cúm?
Sử dụng dầu tràm nguyên chất 100% để phòng cảm cúm cho bé
Một phương pháp vô cùng hữu hiệu mà lại không tốn công sức chính là sử dụng tinh dầu tràm. Vì dầu tràm có tính kháng khuẩn và kháng nấm nên có thể trị các triệu chứng của cảm cúm.
Một phương pháp vô cùng hữu hiệu mà lại không tốn công sức chính là sử dụng tinh dầu tràm. Vì dầu tràm có tính kháng khuẩn và kháng nấm nên có thể trị các triệu chứng của cảm cúm.
Với chiết xuất 100% an toàn từ thiên nhiên mẹ bé có thể sử dụng tinh dầu tràm thường xuyên để bé trị cảm cúm và các biểu hiện khác.
Dầu tràm chữa được bánh bệnh
Xem ngay: Tại sao nhà nào cũng phải có dầu tràm?
Hướng dẫn sử dụng dầu tràm giúp bé phòng và trị cảm cúm:
- THOA LƯNG, NGỰC TRẺ: Ngày 2 lần, buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ hãy nhỏ vài giọt tinh dầu Tràm ra tay xoa đều rồi massage ngực và lưng cho con, nhất là dọc 2 bên cột sống sẽ giúp giữ ấm cơ thể, kích thích máu huyết lưu thông, phòng ho, tránh gió rất tốt cho con. Nếu con ho có đờm, mẹ kết hợp dùng tinh dầu Tràm với vỗ rung lồng ngực cho con hàng ngày sẽ giúp long và tống đờm ra ngoài rất hữu hiệu.
- THOA GAN BÀN CHÂN: Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ hãy thoa tinh dầu Tràm vào gan bàn chân, bàn tay cho con, sau khi thoa mẹ nhớ massage vài phút để tinh dầu thấm sâu rồi đeo tất mỏng vào chân con. Cách này sẽ giúp bé phòng tránh cũng như điều trị cảm cúm, giảm ho và giảm sốt cực kỳ hiệu quả. Buổi sáng sau khi ngủ dậy mẹ cũng làm như thế nhé!
- THOA CỔ ÁO, KHĂN QUÀNG CỔ: Khi bé bị khò khè, cảm cúm, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, nghẹt mũi, sổ mũi (nhất là buổi đêm khiến bé trằn trọc khó ngủ) thì mẹ hãy thoa 1 ít tinh dầu Tràm vào cổ áo, vào khăn quàng cổ của bé hoặc nhỏ vài giọt xuống gối bé nằm cho bé hít hương Tràm. Cách này sẽ làm thông mũi họng giúp con dễ thở hơn.
Lưu ý khi phòng, chữa cảm cúm cho bé
Cảm cúm là một căn bệnh các bé thường mắc phải đặc biệt vào những giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Mẹ có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên dân dan để phòng chống bệnh cảm cúm cho bé. Tuy nhiên khi bé gặp các triệu chứng sau thì ba mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ:
- Sốt cao trên 39.5 độ hay sốt kéo dài trên 3 ngày
- Các triệu chứng cảm kéo dài trên 10 ngày
- Khó thở, thở gấp, thở khò khè
- Đau tai hoặc chảy dịch từ tai
- Tình trạng tinh thần biến đổi (ví dụ như mê man, kích thích hoặc co giật)
- Các triệu chứng giống cúm nặng thêm kèm sốt và ho nhiều hơn
- Các bệnh mạn tính nặng thêm
Bài viết trên đã chia sẽ cho các mom về cách phòng chống cảm cúm cho trẻ bằng các phương pháp tự nhiên tại nhà an toàn. Hy vọng sẽ giúp cho các mẹ bỏ túi thêm những cách chăm sóc bé yêu hiệu quả.