Triệu chứng bé bị nhiễm giun sán và tẩy giun đúng nhất cho bé
Để tăng cường sức khỏe cho bé, hầu như các mẹ chỉ chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, hay các sản phẩm chức năng hỗ trợ. Thực tế, tẩy giun sán cũng giúp hỗ trợ trong việc tăng cường sức khỏe, trí lực. Bị nhiễm giun sán sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là về dinh dưỡng. Vì vậy, các mẹ hãy theo dõi ngay bài viết sau đây, để biết bé bao nhiêu tuổi nên tẩy giun? Và cách tẩy giun sán an toàn và hiệu quả cho trẻ.
Trẻ mấy tuổi thì nên tẩy giun?
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất. Nguyên nhân của điều này là do trẻ nhỏ chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ em thường có thói quen nghịch đồ chơi, nghịch cát, bò trên nền đất,… sau đó lại đưa tay lên miệng. Trứng giun rất dễ dàng đi vào cơ thể và gây hại cho hệ tiêu hóa, đường ruột ở trẻ.
{{https://www.wonmom.com/products/tui-loc-thao-moc-tam-be-hop-10-tui-10-lan-tam}}
Theo các chuyên gia y tế, trẻ từ 2 tuổi trở lên thì có thể điều trị tẩy giun. Hiện nay, thuốc tẩy giun là phương pháp tẩy giun hiệu quả, có thể giúp làm sạch giun trong đường ruột, cải thiện tình trạng sức khỏe ở trẻ.
Xem thêm: Sự thật về tinh dầu tràm mẹ đang dùng cho bé mỗi ngày!
Những triệu chứng khi bé bị nhiễm giun sán
Đối với những loại giun sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu khác nhau như:
- Giun kim: Biểu hiện đặc trưng nhất khi nhiễm giun kim là ngứa vùng hậu môn vào ban đêm. Vì đây là thời điểm giun kim ra rìa hậu môn để đẻ gây ngứa ngáy khiến trẻ dễ mất ngủ, đái dầm và khó chịu vào ban đêm. Ngoài ra, có thể quan sát thấy những chấm đỏ li ti quanh vùng hậu môn do giun kim cắn ở rìa hậu môn của trẻ.
- Giun đũa: Biểu hiện đặc trưng khó thở khi ho khan. Trẻ nhiễm giun đũa thường có các dấu hiệu đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, khó tiêu, đau đầu, có thể kèm theo phù, nổi mẩn đỏ. Nặng hơn trẻ sẽ bị co quắp, trướng bụng, giật kinh phong.
- Giun móc: Bệnh giun móc được chia ra làm ba thời kỳ: ban đầu trẻ có các nốt sần đỏ ở da, nốt sần to bằng đầu kim, gây ngứa ngáy và thường tự biến mất sau 3- 4 ngày. Sau đó ấu trùng đi đến phổi, triệu chứng không rõ rệt, có thể có ho khan, không đờm, khàn tiếng, khó phát âm. Tiếp theo, bé có các biểu hiện như rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, táo bón, viêm tá tràng,..), thiếu máu.
- Giun tóc: Nếu bé chỉ bị nhiễm nhẹ thì thường không có triệu chứng. Nhưng nếu bị nặng, bé có thể có các biểu hiện lâm sàng sau: đau bụng kèm theo tiêu chảy, sa trực tràng, thiếu máu
Cách tẩy giun sán ở trẻ hiệu quả, an toàn
Thông thường, mẹ nên sử dụng các thuốc tẩy giun thường được bào chế ở dạng viên nén nhai. Bạn nên khuyến khích trẻ nhai thuốc trước khi nuốt. Sau đó, chiêu thêm nước lọc để tráng miệng. Đối với trường hợp trẻ còn nhỏ, bạn có thể nghiền thuốc nhỏ để trẻ uống.
Ngoài ra, các loại thuốc tẩy giun dành cho trẻ em thường được sản xuất dưới dạng siro, có pha thêm hương vị ngọt của kẹo hay chocolate để các bé dễ uống hơn, không bị sợ thuốc. Nên chú ý đến liều lượng và thời gian mỗi khi cho trẻ uống thuốc tẩy giun.
Bài viết là những thông tin cho mẹ biết bé bao nhiêu tuổi nên tẩy giun và những ảnh hưởng khi bé mắc các bệnh giun sán. Vì vậy hãy tẩy giun sán định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi để phòng ngừa.
{{https://www.wonmom.com/products/tui-loc-thao-moc-tam-be-hop-10-tui-10-lan-tam}}
Bạn cần biết
- Dấu Hiệu Tụt Thai Ở Mẹ Sắp Sinh Chính Xác Dễ Nhận Biết
- Mẹ Cần Tinh Ý Nhận Biết Cơn Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai
- 3 Chất Quan Trọng Mẹ Cần Bổ Sung Khi Mang Thai Kỳ Cuối
- Mẹ Bầu Ăn Đậu Đen Dinh Dưỡng Tuyệt Vời Cho Bé Cưng
- Thực Phẩm Nên Hạn Chế Ăn Khi Mang Thai Để Bảo Vệ Mẹ Và Bé
- Một Số Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Giải Quyết Nhanh Nhất